Người Trung Quốc cài app phân loại rác bằng AI vì sợ bị hạ điểm công dân_lịch thi đấu ngoại hạng anh tối thứ 7

TheườiTrungQuốccàiappphânloạirácbằngAIvìsợbịhạđiểmcôngdâlịch thi đấu ngoại hạng anh tối thứ 7o South China Morning Post, chính quyền thành phố Thượng Hải từ đầu tháng 7 yêu cầu mọi hộ gia đình phải phân loại rác thành 4 loại, bao gồm ướt, khô, tái chế được và chất thải nguy hiểm. Nếu không phân loại rác đúng chuẩn, người dân có thể bị hạ điểm công dân, dẫn đến rất nhiều phiền toái không chỉ cho bản thân mà cả con cái.

Thượng Hải không phải thành phố duy nhất khuyến khích người dân phân loại rác bằng hệ thống điểm công dân. SCMP cho biết tại Bắc Kinh, nhiều hệ thống nhận diện khuôn mặt được đặt trong các khu dân cư để xác định người đổ rác. Những người đổ rác phân loại theo đúng chuẩn có thể được cộng điểm công dân.

{keywords}
Một người phụ nữ bỏ rác vào các thùng được phân loại khác nhau tại Thượng Hải, bên cạnh là các tình nguyện viên hỗ trợ. Ảnh: Reuters

Guardian cho rằng vấn đề trở nên phức tạp khi các quy định phân loại rác khá khó hiểu. Xương gà được phân vào dạng rác ướt, nhưng xương lợn lại là rác khô. Pin điện thoại được xếp vào dạng rác nguy hiểm, nhưng các viên pin cũ thì lại là rác khô. Thành phố Thượng Hải đã phải huy động khoảng 30.000 tình nguyện viên hỗ trợ việc phân loại rác, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

"Hàng ngày thức dậy, bạn chỉ có đúng một câu hỏi. Đó là hôm nay sẽ là loại rác gì", một người than thở trên Weibo.

Việc ảnh hưởng đến hệ thống điểm công dân cũng khiến người dân lo lắng, vì sai lầm khi phân loại rác có thể ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này.

"Rất nhiều người lo sợ bị trừng phạt vì các quy định mới. Họ không tin rằng việc sử dụng hệ thống này là đủ để khuyến khích bảo vệ môi trường“, ông Geoffrey Chun-fung Chen, giảng viên đại học tại Tô Châu nói với Guardian.

{keywords}
Ứng dụng phân loại rác bên trong WeChat. Ảnh: TechCrunch

Những công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc rất nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu phân loại rác và tạo ra ứng dụng để giúp người dân. Tencent vừa giới thiệu ứng dụng phân loại rác bên trong WeChat, trong đó người dùng có thể tìm bằng từ khóa để biết được rác của mình sẽ được phân thành loại gì.

Alipay, công ty tài chính của Alibaba, còn cho biết họ đã tích hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) vào ứng dụng phân loại rác của mình. Người dùng có thể dùng camera trên smartphone để quét hình ảnh của rác, sau đó ứng dụng sẽ hiển thị phân loại rác.

Alipay cho biết ứng dụng của họ có thể phân biệt được khoảng 4.000 loại rác khác nhau, và đã có hơn 3 triệu người sử dụng kể từ khi thử nghiệm vào tháng 7. Ngoài phân loại rác, Alipay còn phát hành ứng dụng giúp người dân ở 16 thành phố tại Trung Quốc bán rác thải tái chế.

JD.com, đối thủ lớn nhất của Alibaba về thương mại điện tử, cũng ra mắt ứng dụng phân loại rác, nhưng hướng đến đối tượng là cửa hàng, doanh nghiệp. Ứng dụng này cũng tích hợp trí tuệ nhân tạo, người dùng có thể hỏi loa thông minh về thông tin phân loại rác, cách tái chế.

{keywords}
Công nhân tại nhà máy xử lý rác ở Thượng Hải quét mã QR trên các túi rác để biết hộ gia đình thải ra rác. Ảnh: Xinhua

"Tôi thấy ứng dụng dễ dùng, kể cả khi phải dùng hàng ngày. Tôi học được cách phân loại rác và dần quen với việc này", một người phụ nữ tên Guo chia sẻ với SCMP.

Với những người không có thời gian để đi vứt rác, những ứng dụng giúp họ việc này đã ra đời. Các nhà phát triển trên Alipay đã ra mắt ứng dụng thu gom rác hộ, tới nay đã có 2 triệu người dùng. Ele.me, ứng dụng giao đồ ăn của Alibaba, thì có thêm tính năng vứt hộ rác sau khi người dùng ăn xong, với chi phí 2 NDT.

Theo Xinhua, sắp tới những khu dân cư lớn của Thượng Hải sẽ quản lý rác thải theo mã QR. Người dân phải bỏ rác vào túi có mã, và khi tới nhà máy xử lý rác thì mã này sẽ được quét để biết chính xác hộ dân nào thải ra rác thải, với số lượng bao nhiêu. Những hộ phân loại rác chính xác sẽ được thưởng 0,1 tệ mỗi ngày.

Theo Zing

Startup biến rác thải thành vỏ loa Bluetooth độc nhất vô nhị

Startup biến rác thải thành vỏ loa Bluetooth độc nhất vô nhị

Từ những túi nhựa không thể tái chế, nhóm start-up của Anh đã biến chúng thành những chiếc vỏ loa Bluetooth độc nhất vô nhị.