Hà Tĩnh muốn có tên trong Top 15 địa phương dẫn đầu về Chính phủ số_kq bd fa

Chuyển đổi số đồng bộ,àTĩnhmuốncótêntrongTopđịaphươngdẫnđầuvềChínhphủsốkq bd fa toàn diện trên toàn tỉnh Hà Tĩnh vào năm 2030

Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh ban hành.

Kế hoạch hướng đến mục tiêu năm 2030 chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; đưa Hà Tĩnh trở thành 1 trong 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chỉ số cao nhất về Chính phủ số, kinh tế số của cả nước; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.

Cũng trong kế hoạch mới ban hành, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã vạch rõ các mục tiêu cơ bản đặt ra cho 2 giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 theo 3 trụ cột: phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

{keywords}
Hà Tĩnh đặt mục tiêu vào Top 15 địa phương dẫn đầu cả nước về Chính phủ số (Ảnh: Hoàng Ngà/TTXVN)

Theo đó, về phát triển Chính quyền số, đến năm 2025, Hà Tĩnh sẽ cung cấp 80% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, gồm cả thiết bị di động;  90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Cũng đến năm 2025, tối thiểu 70% các sở, ban, ngành tại Hà Tĩnh có hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên phạm vi toàn tỉnh, kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung LGSP, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh; triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% UBND cấp xã; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình đến UBND cấp xã đạt tối thiểu 60%...

Về phát triển kinh tế số, Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;  góp phần nâng năng suất lao động hàng năm tăng từ 5-10% và kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh.

Cùng với đó, các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt được ứng dụng rộng rãi trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng, Phấn đấu đưa Hà Tĩnh nằm trong nhóm 25 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (PCI). 

Đối với trụ cột phát triển xã hội số, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 30%; và đưa Hà Tĩnh vào nhóm tỉnh khá trong cả nước về chỉ số an toàn thông tin mạng.

4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, trong kế hoạch chuyển đổi số mới ban hành, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà tỉnh cần tập trung để tạo cơ sở chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.

Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc chuyển đổi nhận thức, kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ, cần gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương thành công điển hình về chuyển đổi số...

Cũng tại kế hoạch chuyển đổi số của Hà Tĩnh, UBND tỉnh đã xác định 6 lĩnh vực sẽ được địa phương này ưu tiên chuyển đổi số gồm: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên và môi trường, giáo dục nghề nghiệp.

Với mỗi lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, Hà Tĩnh cũng nêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung triển khai. Đơn cử như, để chuyển đổi số lĩnh vực y tế, tỉnh sẽ chú trọng phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; phấn đấu 100% cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Để Việt Nam có thể nắm bắt các cơ hội từ chuyển đổi số, đầu tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, với vai trò là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia, cùng với việc nâng cao nhận thức và tạo ra các nền tảng để chuyển đổi số, công tác lập kế hoạch cũng là việc mà Bộ TT&TT đã quyết liệt thúc đẩy triển khai. Trong tháng 6/2020, Bộ TT&TT đã ban hành khung nội dung chuyển đổi số để các bộ, ngành, địa phương dựa trên khung này xây dựng kế hoạch, đề án chuyển đổi số của bộ, tỉnh mình. Đến nay, đã có hơn 20 bộ, ngành, địa phương hiện đã ban hành kế hoạch, chương trình chuyển đổi số của mình.