Bán dẫn giúp cho thế giới công nghệ được vận hành êm ái. Không chỉ có mặt trong iPhone hay PlayStation,ínhphủtriểnkhaichínhsáchthờichiếntrongcuộcđuabándẫkeonhacai5. bán dẫn là nền móng của hạ tầng quốc gia quan trọng cũng như vũ khí tinh vi. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu.
Lý do của cuộc khủng hoảng chip đang diễn ra vô cùng phức tạp và đa diện. Các nước chuẩn bị bơm hàng tỷ USD vào bán dẫn trong vài năm tới để bảo đảm chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, đồng thời trở nên tự cường hơn. Tiền được đổ vào các nhà máy chip mới cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Hàn Quốc là quốc gia mới nhất thông báo đầu tư khủng vào ngành bán dẫn. Nước này sẽ “bơm” 510.000 tỷ won (452 tỷ USD) cho chip từ nay tới 2030, phần lớn đến từ doanh nghiệp tư nhân.
Abishur Prakash, chuyên gia địa chính trị đến từ Trung tâm Đổi mới tương lai (Canada), đánh giá nỗ lực của Hàn Quốc “tương tự thời chiến” để xây dựng độc lập và an ninh tương lai. Thông qua bồi đắp năng lực sản xuất chip, Hàn Quốc sẽ có sức mạnh để quyết định quỹ đạo riêng thay vì bị ép theo một hướng cụ thể. Với việc đầu tư hàng trăm tỷ USD, Hàn Quốc muốn bảo đảm họ không phải cầu cạnh một ai khác, dù đó là Trung Quốc hay Đài Loan, cho các nhu cầu công nghệ thiết yếu của mình.
Thông qua “Chiến lược Bán dẫn Hàn Quốc”, chính phủ sẽ hỗ trợ ngành bằng ưu đãi thuế, tài chính và hạ tầng. Trong bài phát biểu hôm 10/5, Tổng thống Moon Jae In khẳng định: “Giữa đại cuộc chuyển đổi số kinh tế toàn cầu, bán dẫn sẽ trở thành một loại hạ tầng then chốt trong tất cả các ngành công nghiệp”. Hàn Quốc muốn bảo vệ lợi ích quốc gia khi xem sự bùng nổ bán dẫn hiện tại như cơ hội để nhảy vọt.