Trên thế gian này sợ rằng không có người nào lại gấp gáp hơn hắn nữa.
Ngay bản thân hắn từ trước đến nay cũng chưa từng gặp phải trường hợp vội vàng đến như vậy.
Con ngựa đang cưỡi đã là thớt ngựa thứ tư rồi. Trên đường chạy đến đây hắn đã cưỡi gục ba thớt tuấn mã,ệnNghịchThủyHàxếp hạng cúp c1 cứ mỗi lần chạy khoảng một trăm năm mươi dặm là ngựa lại mệt khuỵu chân ngã lăn sang bên đường. Nhưng hắn vẫn không dừng lại để thở lấy một hơi.
Chỉ là hiện tại đã gần suối Hổ Vĩ rồi.
Ngựa này của hắn cũng tựa như sắp lướt qua chiếc giếng bên cạnh đường kia, nhưng mới chạy tới cách tầm một trượng ngựa đột nhiên dừng lại. Một tràng tiếng tay áo phất gió vù vù nổi lên hắn đã lướt đến bên cạnh giếng nước. Múc một thùng nước, hắn nhúng cả cái đầu trọc bóng loáng của mình ngập vào trong đó, rồi sau đấy mới múc một bầu nước đưa lên miệng uống ừng ực. Hắn luôn luôn không hiểu tại sao các vị ca ca trên trại lại phải đào một cái giếng ở đây, đến hiện tại thì hắn mới hiểu rõ một giếng nước nơi đây đối với những người đang chạy cuống cuồng trên đường quý giá đến nhường nào!
Mọi người đứng ở dưới bóng cây bên cạnh giếng đều ngẩn người ra nhìn, bọn họ sống tại một dải Hổ Vĩ chẳng thể chưa nhìn thấy khinh công, nhưng khẳng định từ trước đến nay chưa từng gặp qua một hòa thượng chạy ở trên đường nhanh đến như vậy!
Hắn mới uống xong hết một bầu nước, rồi ném nó trở lại vào trong thùng. Sau đó hét lên một tiếng người đã bay lên lưng ngựa, con ngựa cũng hý lên một tràng dài đang định phi đi, đột nhiên hắn nghe thấy một người hỏi: "Có phải là Quản đại sư không?"
Ánh mắt "hòa thượng" ấy quét qua mọi người dưới bóng cây một lượt, rồi nhanh như điện thọc tay vào trong ngực áo lấy ra cái mõ gỗ và gõ lên năm tiếng.
Một hán tử từ trong đám đông lướt đên ôm quyền hơi quỳ gối hành lễ nói: "Thuộc hạ Thiết tổ Phùng Loạn Hổ bái kiến ngũ đương gia."
"Hòa thượng" ấy thấy là người cùng "Liên Vân trại" mới vội hỏi: "Thực ra đã phát sinh chuyện gì?"
Phùng Loạn Hổ hoảng sợ nói với hắn rằng: "Thuộc hạ không biết, chỉ là…"
Hòa thượng giận dữ quát lên: "Chỉ là cái gì, sao cứ ấp a ấp úng, nói mau!"
Ánh nắng chiếu lên cái đầu trọc của hắn, làm cho những chỗ vừa rồi nhúng vào nước bị bốc hơi nghi ngút.
Phùng Loạn Hổ mồ hôi cũng chảy ròng ròng hai bên thái dương, đáp: "Thuộc hạ chỉ nghe nói, giữa đại đương gia và đại trại chủ sinh chuyện, nên mới vội thông báo cho ngài trở về."
Hòa thượng không hỏi nữa, hét lớn một tiếng quất ngựa phi đi. Phùng Loạn Hổ ấy cũng phi thân lên một thớt ngựa, định đuổi theo thì hòa thượng đã cưỡi ngựa chạy xa, chỉ còn nhìn thấy một chấm đen.
Hòa thượng một tay giữ cương, một tay cầm mõ gõ lên năm tiếng, người giữ cổng trại thốt lên: "Ồ! Hóa ra là ngũ trại chủ."
Hòa thượng tức giận quát lên: "Sao mà cả một đoạn đường lên đây không có lấy một tên nào canh phòng, không sợ quan binh mò lên sao?"
Người giữ trại chỉ dám đáp "Dạ, Dạ", đồng thời mở cổng trại, hòa thượng giục ngựa đi thẳng vào. Bên trong rải rác những gác gỗ lều vải, một người đang từ trong cái lều to nhất vội vã chạy ra, hướng về hắn gọi lớn: "Sư phụ!"
Hòa thượng nhận được đây là "Sinh Sát đại doanh" mà thường ngày đại trại chủ và đại đương gia gặp các huynh đệ thương nghị đại kế. Ngày xưa lúc thương nghị việc ngăn chặn bọn người Thiết Thủ truy đuổi vây đánh Tuyệt diệt vương Sở Tương Ngọc cũng là ở đây, hắn hỏi: "Đại trại chủ có ở trong đấy không?"
Chạy ra đón là một thanh niên hán tử tuấn tú, đáp: "Đại trại chủ không có ở đây, hiện chỉ có đại đương gia thôi."
Hòa thượng nghe thấy thế trong lòng cảm thấy nặng nề, hắn cảm nhận được là đại trại chủ xảy ra chuyện rồi! Bản thân hắn nợ ân tình của đại trại chủ và đại đương gia, vô luận phát sinh chuyện gì, cho dù là dầu sôi lửa bỏng cũng sẽ không do dự.
Hóa ra hòa thượng đây là ngũ trại chủ Thiên lang ma tăng Quản Trọng Nhất của Liên Vân trại đã được nhắc đến trong bộ "Độc Thủ" thuộc Tứ Đại Danh Bộ. Liên Vân trại từ lần tại Hổ Vĩ chặn đánh Thiết Thủ và hội Ngũ Cương Trung truy đuổi theo "Tuyệt diệt vương" không được mới có ý đồ nâng cấp đổi mới, thu nạp thêm Cố Tích Triêu, một cao nhân nổi tiếng võ công tuyệt đỉnh, trí nghệ song tuyệt. Lại nói đại trại chủ Thích Thiếu Thương khí độ hơn người, tấm lòng bao dung, y trọng dụng Cố Tích Triêu, dùng pháp chế "hai ngựa chạy song song" là vừa trị vừa sửa cho Liên Vân trại. Vốn dĩ thủ hạ dưới tay Thích Thiếu Thương trong Liên Vân trại đã là binh cường mã tráng, người nhiều thế mạnh, lại được thêm Cố Tích Triêu thi triển hết tài hoa, nên thanh uy và thực lực của Liên Vân trại càng lên như diều gặp gió.
Thiên lang ma tăng Quản Trọng Nhất suất lĩnh một cánh nhân mã trú giữ ở biên thùy. Ngày đó hắn đột nhiên nhận được phi cáp truyền thư từ tổng đà Liên Vân trại đưa tới, được biết trong tầng lớp những người lãnh đạo tại tổng đà xảy ra chuyện, muốn Quản Trọng Nhất "đan kỵ hồi viên"*. Quản Trọng Nhất luôn luôn nhớ Thích Thiếu Thương và Cố Tích Triêu, hắn từng thụ nội thương nghiêm trọng, được Thích Thiếu Thương hết lòng dùng nội lực cứu chữa, vả lại toàn gia của hắn cũng được Thích Thiếu Thương cứu hộ. Cố Tích Triêu thì đã từng trong một trận thuộc chiến dịch mà quan binh vây quét phát binh đi cứu thoát hắn, nên đối với hai người hắn đều nợ ơn cứu mạng. Hiện nay nghe phong thanh có người xảy ra chuyện, hắn lập tức bất kể sống chết chạy ngày chạy đêm, toàn lực phi về đây, chỉ muốn tận hết khả năng để báo đáp.
Nên biết hảo hán trong giang hồ sợ nhất là thiếu nợ người khác ân nghĩa khó trả. Chuyện trả thù trong võ lâm dĩ nhiên là bình thường, nhưng báo ân lại là điều quan trọng nhất. Thiếu ân nợ tình người ta mà lấy oán trả ơn đều là hành động để cho mọi người trong võ lâm thóa mạ và miệt thị.
Dù Thiên lang ma tăng Quản Trọng Nhất là giặc cướp, nhưng giặc cướp cũng có đạo nghĩa của giặc cướp, họ lại càng xem trọng ơn nghĩa. Ngay khi hắn vừa đặt chân xuống ngựa thì hán tử tuấn tú đó lại nói: "Sư phụ! Người nên gặp đại đương gia trước rồi nói tiếp."
Quản Trọng Nhất cúi người tiến về phía miếng da lớn che cửa, sau đó hắn vén tấm da lên kêu "soẹt" một tiếng. Quản Trọng Nhất chỉ cảm thấy trước mắt tối sầm. Có lẽ vừa rồi ở dưới ánh mặt trời chói chang, nên vào trong lều hắn mới thấy tối như thế, hoặc có thể vì quá cố gắng chạy về mà có chút mệt mỏi chóng mặt. Hắn phải dùng tay vịn vào cây cột trụ chính chống lều mới ổn định được bước chân.
Quản Trọng Nhất trấn định tâm thần, chỉ thấy một văn sỹ đạo mạo ngồi ở mặt Nam đằng sau một cái bàn lớn làm bằng gỗ đàn hương đỏ sẫm đang chăm chú khắc một con dấu. Quản Trọng Nhất đột nhiên tiến vào mà đuôi lông mày của y cũng chỉ hơi động đậy, nhưng thủy chung lại chưa từng ngẩng đầu lên. Không khí ở trong lều và tinh thần văn sỹ đều tập trung lên điêu đao** ở trên tay phải của y, còn tay trái thì giữ con dấu hướng lên trên.
Quản Trọng Nhất ôm quyền chua chát kêu lên: "Cố đại đương gia."
Văn sỹ ấy giơ tay ra hiệu đợi chút. Lam bào được viền bằng màu trắng nhưng cánh tay bên trong tay áo lại càng trắng hơn. Quản Trọng Nhất tức thời ngừng lên tiếng mặc dù trong lòng lúc ấy lại có trăm ngàn lời muốn hỏi.
Văn sỹ ấy lại chăm chú khắc một lúc lâu, điềm đạm nho nhã, lam bào đang mặc trên người y phẳng phiu tựa như không có nếp nhăn vậy.
Mồ hôi của Quản Trọng Nhất lại chảy ròng ròng, từng hạt từng hạt túa ra ở khắp đỉnh đầu rơi lên ria mép và râu cằm hắn, hắn lại tiếp: "Đại đương gia!"
Lam y nhân hơi nhướn lông mày, tay trái nhẹ nhàng ném con dấu lên trên mặt bàn, chỉ thấy sắc mặt y trong ánh sáng ảm đạm tựa như được trát lên một lớp phấn trắng: "Ngươi tới rồi à?" Giọng nói nhỏ, yếu ớt không đều.
Quản Trọng Nhất hỏi: "Cố đại đương gia, thực ra là phát sinh chuyện gì?!"
Lam y nhân đương nhiên là Cố Tích Triêu, y cúi gằm mặt nói thật chậm: "Quản đại sư, ngươi thật hiếm thấy, Lệnh Báo Ân của bọn ta được truyền đi một lượt nhưng ngươi là người đầu tiên đến đây."
Quản Trọng Nhất nói: "Nên như thế, tại hạ nợ ân tình Cố đại đương gia, thì dù núi đao biển lửa cũng phải chạy về đây …. Không biết Thích đại trại chủ người…"
Cố Tích Triêu thở dài một hơi, tay phải đưa điêu đao từ từ lại gần phía trước mũi, ngưng thần quan sát, một mặt hỏi: "Ngươi cũng nợ ân nghĩa Thích trại chủ phải không?"
Quản Trọng Nhất run giọng đáp: "Thích đại trại chủ người, người đã xảy ra chuyện sao?!"
Cố Tích Triêu thở dài lắc đầu, mân mê ngắm nghía điêu đao của mình tựa như sợ không cẩn thận sẽ làm gãy tiểu đao trân quý này.