Fabet

Tin thể thao 24H Tuổi thơ dữ dội ùa về với những trận chiến OnLan kinh điển_kqbd u21

Tuổi thơ dữ dội ùa về với những trận chiến OnLan kinh điển_kqbd u21

Hơn 10 năm trước khái niệm máy tính kết nối internet là thứ gì đó rất mơ hồ và gần như không tồn tại,ổithơdữdộiùavềvớinhữngtrậnchiếnOnLankinhđiểkqbd u21 khi internet gia nhập vào Việt Nam thì nổi nhất của nó là những ứng dụng chat, còn game online thì phải đợi một thời gian rất lâu sau đó mới xuất hiện. Đối với đám thanh thiếu niên có thể gọi là “game thủ” thời đó, lựa chọn khả dĩ nhất để đập nhau trong game thì chỉ có duy nhất chơi qua OnLan ở các tiệm net.

Tuy nó vừa cổ lỗ sĩ, vừa bất tiện lại không thể đông đúc như các máy chủ quốc tế, nhưng chắc chắn là thời “tiền sử” đó vui hơn bây giờ nhiều, khi mà cả 1 lũ trẻ trâu tụ tập lại hò hét cùng nhau thâu đêm suốt sáng. Nó là một thời tuổi trẻ ngu si, xốc nổi nhưng không kém phần phấn khích của người viết, khi mà mọi thứ nó trực quan sinh động và chửi bới cũng dễ dàng hơn giờ rất nhiều.

Phải đến tận sau khi có internet rất lâu, tôi mới biết đến khái niệm LanParty thông qua các sự kiện như Dreamhack hay QuakeCon, nhưng nghĩ lại thì hồi còn ăn dầm nằm dề ở quán net thì chuyện thức trắng đêm đánh OnLan cũng chẳng phải là thứ gì xa lạ. Hẳn mọi người ai cũng quá quen với huyền thoại Heroes 3 rồi đúng không, cái tựa game theo lượt nổi tiếng đã từng nướng hàng trăm tiếng đồng hồ của chúng ta ý. Chà đối với tôi thì kỷ niệm với Heroes 3 nó không được tốt lành cho lắm, vì có một hồi cứ hễ mò ra tiệm net là sẽ có 1 lũ rủ rê chiến game này qua mạng Lan.

Kỷ lục của tôi cùng lũ đầu bò bạn bè cũ khi chơi Heroes 3 là khoảng hơn nửa ngày trời, chính xác là từ 3 giờ chiều hôm trước đến tận sáng hôm sau, trận hôm đó có khoảng 4 thằng tham gia. Nó là một cuộc hành xác đúng nghĩa khi tất cả chơi lầy tới mức không chỉnh Quick combat, không giới hạn thời gian của 1 turn và còn giới hạn số tướng được chơi nữa. Các bạn hẳn cũng biết 1 trận đánh của Heroes 3 về sau bèo cũng phải 10 phút, và với 4 thằng mọi rợ không chịu chỉnh Quick combat thì nó lâu ở mức độ khủng khiếp. Bây giờ nghĩ lại thì tôi cũng không hiểu hồi đó lấy đâu ra kiên nhẫn như vậy nữa.

Ai từng thức đêm chơi Heroes 3 giơ tay

Hồi đó gần như không có khái niệm ra tiệm net xong ngồi tự kỷ một mình, vì thể nào cũng sẽ có thằng rủ bạn không chơi cái này thì chơi cái khác. Kể cả những tựa game nặng về cày cuốc như Diablo 2 cũng vậy, và nó cũng là game chơi qua Lan hay nhất lúc đó, nhưng không biết có phải do bản Diablo của chúng tôi là đồ lậu hay không, mà máy làm host sẽ không thể chơi được, vậy là ở chỗ tiệm net của tôi cũng chịu chi luôn, khi bỏ hẳn 1 máy để tạo host cho mọi người vào chiến.

Phải nói là việc tạo host này không hay ho cho lắm, vì bọn chúng nó vào farm thì ít, mà chủ yếu là để chửi bới rồi kéo nhau ra solo, bug double ngọc và đồ xịn (hồi đó chưa biết làm Runewords) hay quá quắt hơn là xem thằng nào có save ngon là rình rình xóa cụ nó luôn cho bõ ghét. Có 1 vài quán net hồi đó số lượng người chơi Diablo qua mạng Lan rất lớn, giống như 1 cái servers thu nhỏ vậy, hò hét cãi nhau cực vui.

Diablo 2 có lẽ là game giống “online” nhất thời đó

Nói về đánh OnLan mà không nói về mấy game RTS thì thật thiếu sót, nếu kể ra thì vô chừng từ: Starcraft, Warcraft, Red Alert, Age of Empires, Battle Realms, Cossacks… vân vân và vân vân. Chuyện chơi mấy game này qua OnLan ở Việt Nam cũng có rất nhiều thứ thú vị, vì mỗi tiệm net lại có một luật khác nhau do đám game thủ ở đó tự nghĩ ra. Ví dụ như Starcraft lúc đó không chơi các map chính thống, mà toàn chơi mấy map 8 người – không bao giờ hết vàng và chỉ có đúng 1 đường vào.

Lính thì mỗi tiệm net cấm mỗi khác, chỗ thì chỉ cho dùng 2 lính đầu trong nhà lính, cấm không quân, cấm Terran chơi Nuclear, cấm Zerg chơi Lunker, cấm Protoss chơi Templar… nói chung hồi đó Starcraft ở các phòng net Việt Nam là một game cực kỳ quái thai dị hình, không hề có tí tính chiến thuật nào nhưng bà con vẫn chơi say mê như điếu đổ. Độ biến thái còn lên cao hơn khi về sau vài tiệm net còn vác về bản Starcraft Gundam nữa, hẳn ai từng chơi vẫn còn nhớ Terran trong cái mod này mạnh khủng khiếp thế nào, còn luật thì vẫn 2 lính đầu như cũ.

Terran 2 lính đầu, Protoss 2 lính đầu và Zerg không “cua” nhé

Nói về OnLan thì cũng có một chút khác biệt vùng miền ở đây, lấy ví dụ như các tiệm net ở miền Nam thường chơi các tựa game rất khác miền Bắc. Lấy ví dụ như Age of Empires, miền Nam thường chủ yếu là chơi phiên bản thứ 2 – Age of Empires II: The Conquerors, còn miền Bắc thì chơi phiển bản, hay còn gọi dân dã hơn là “Mũ đỏ” hoặc “Mũ xanh”. Age of Empires ở miền Nam không nổi được như ngoài Bắc, cũng chả hiểu vì sao.

Age of Empires thì giờ vẫn được chơi rất nhiều

Tất nhiên tựa game nổi tiếng và đại trà nhất hồi đó vẫn phải nói tới Half-Life, hay về sau là bản Counter-Strike huyền thoại thống trị tất cả các tiệm net từ Nam chí Bắc. Đây đúng nghĩa là thứ kết nối mọi người với nhau, khi mà vào tiệm net nào hồi đó cũng đinh tai nhức óc với tiếng bắn súng của tựa game này. Nói về Counter-Strike thì có mà vô chừng, nhưng đáng nhớ nhất vẫn là mấy màn vừa bắn vừa địa máy khi ngồi khác bên mà gần nhau. Từ vụ này mà mỗi lẫn vào trận là sẽ có thằng vừa bắn vừa hô loạn lên thằng còn lại đứng đâu, đến mức có nhiều đứa bắn giỏi phải lấy một miếng giấy che máy mình lại không cho đám còn lại địa.

Về mấy map trong Counter-Strike cũng dị hình hệt như Starcraft, không như hệ thống map cân bằng kiểu De Dust của thế giới hay chơi, ở Việt Nam ta chỉ quanh quẩn trong đúng 3 map. Miền Nam thì luôn là Mansion, còn không là Assault nếu chơi đông người. Còn miền Bắc thì chỉ có đúng cái Italy là được chọn lựa, tới mức bản Opera của Italy gần như trở thành bài hát quen thuộc nhất trong các tiệm net Hà Nội, không ai là không biết cả. Hồi đó tất cả nỗ lực đổi map đều vô dụng, chỉ trừ vài tiệm net cá biệt chơi De Dust thì tất tần tật số còn lại đều đắm chìm trong 3 map này. Mặc dù chúng mất cân bằng lòi ra nhưng ai cũng thích cả, chủ yếu là do quen quá rồi.

Chắc không ai là không biết bài nhạc này đâu nhỉ

Do không có Internet nên các game OnLan ở các tiệm net sống rất lâu, mãi tới tận khi mấy huyền thoại ban đầu như M.U hay Gunbound từ từ tiến vào thì chúng mới giảm bớt, và khi cơn lốc Võ Lâm Truyền Kỳ xuất hiện thì người người nhà nhà mới quên hẳn các món ăn cũ này.

Tất nhiên điều kiện bây giờ chơi online sướng hơn hẳn, các tựa game cũng nhiều hơn nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thấy nó “sướng” bằng việc ra quán net hò hét OnLan. Có lẽ đó là một phần tuổi thơ ngu si của mình không bỏ được, hoặc cũng có thể thời đó mọi người chơi  OnLan máu lửa hơn giờ rất nhiều, vì cảm giác chửi nhau trực tiếp thẳng vào mặt nó thật toẹt vời, gấp hàng chục lần nói chuyện qua mic khi chơi online nhiều. Đáng tiếc là văn hóa OnLan ở Việt Nam đã mất đi rồi, giờ chỉ còn có lớp game thủ “già” như người viết lâu lâu ngồi nhớ lại rồi nhớ nhung mà thôi.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap