Đội Just ∫du It! gồm 4 sinh viên Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận giải Nhất khu vực miền Bắc cuộc thi "“Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019". |
Như ICTnews đã đưa tin,ênĐạihọcCôngnghệdẫnđầuvòngsơkhảoSinhviênvớiAntoànthôgiải vđqg uzbekistan hôm nay, ngày 3/11, vòng thi Sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN” năm 2019 được diễn ra đồng thời tại 3 địa điểm: Hà Nội (Học viện Kỹ thuật Mật mã), TP. Đà Nẵng (Đại học Duy Tân) và TP.HCM (Đại học Quốc tế Sài Gòn), thu hút sự tham gia đua tài của 71 đội thi đến từ 31 cơ sở đào tạo đại học trong cả nước.
Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức thường niên từ năm 2008 nhằm phát hiện, bồi dưỡng tài năng và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho sinh viên các Học viện, trường Đại học, qua đó khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, dạy - học và nâng cao nhận thức về an toàn thông tin trong các nhà trường. Năm 2019 là năm thứ 12 cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin được tổ chức tại Việt Nam và là năm đầu tiên mở rộng ra khu vực ASEAN.
Chia sẻ tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) Hoàng Minh Tiến nhấn mạnh, đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh mạng là một trong những vấn đề then chốt để Việt Nam tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như chuyển đổi số thành công.
Và vì thế, theo ông Tiến, cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2019” không chỉ đơn thuần là tạo ra sân chơi cho sinh viên của các trường đại học trong nước và các trường khu vực ASEAN mà đồng thời cuộc thi còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho lĩnh vực an toàn, an ninh mạng quốc gia, giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng của cộng đồng xã hội.
Theo thể lệ, ở vòng sơ khảo, các đội thi thực hành trực tuyến về an toàn thông tin, với đề thi được xây dựng theo hình thức “Cướp cờ”, có dạng đề thi vượt qua thử thách theo chủ đề (Jeopardy), tổ chức dưới mô hình trò chơi chiến tranh, tập trung vào hai kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng. Nội dung thi bao gồm 11 thử thách thuộc 4 kỹ năng: khai thác lỗ hổng (web, phần mềm hệ thống), dịch ngược, điều tra số và mã hóa. Các đội thi được cấp tài khoản và kết nối tới máy chủ có cài đặt thử thách để đưa ra đáp án (flag).
Điểm của các thử thách trong vòng thi không cố định, thay đổi linh động theo số lượng đội giải thành công thử thách đó. Có 3 mức độ thử thách gồm dễ, trung bình và khó. Cụ thể, mỗi thử thách có số điểm ban đầu cố định; càng nhiều đội giải được thử thách, điểm của thử thách đó càng giảm cho đến khi đạt mức điểm tối thiểu.
Sau 8 giờ thi đấu liên tục, đội Just ∫du It! gồm 4 sinh viên Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất sắc dẫn đầu toàn quốc, với việc giành được 5.051điểm, cách biệt tới hơn 3.100 điểm so với đội xếp thứ hai toàn quốc. |