Những chiếc camera phone sáng tạo nhất lịch sử_bóng đá quốc tế
1. Sony Ericsson t68i (3/2002): Ở những năm 2000,ữngchiếccameraphonesángtạonhấtlịchsửbóng đá quốc tế điện thoại trở nên phổ biến nhờ giá rẻ. Tuy nhiên, điện thoại khi đó đơn thuần để liên lạc, không có chức năng chụp hình. Tất cả thay đổi nhờ Sony Ericsson t68i. Chiếc di động này cho phép người dùng mua thêm phụ kiện gắn ngoài để chụp hình để trở nên vô cùng đặc biệt trong thời kỳ của nó.
2. Nokia 7650 (6/2002): Mang thêm một thiết bị đi kèm điện thoại để chụp hình không phải giải pháp thuận tiện lắm. Do đó, không lâu sau khi t68i ra đời, các nhà sản xuất khác đã nhanh chóng đưa camera vào bên trong chiếc di động. Một trong những model đầu tiên tích hợp camera là chiếc Nokia 7650. Không những vậy, nó còn là di động đầu tiên của Nokia chạy hệ điều hành Symbian.
3. Nokia N90 (4/2005): Mãi cho đến năm 2005, người ta mới thấy một chiếc camera phone vượt trội tiếp theo là Nokia N90. Đây cũng là một trong những di động có thiết kế cực dị, thể hiện sự sáng tạo của nhà sản xuất Phần Lan – một chiếc điện thoại nắp gập với phần màn hình có thể xoay để biến thành máy quay phim. sử dụng camera 2 MP, nó là chiếc điện thoại Nokia đầu tiên dùng ống kính Carl Zeiss, hỗ trợ flash và quay video có âm thanh.
4. Nokia N95 (3/2007): Sự thống trị của Nokia thập niên 2000 trở nên rõ ràng nhất bằng màn ra mắt chiếc N95. Trong khi phần cứng không quá đặc biệt, camera 5 MP với ống kính Carl Zeiss của nó đủ sức cạnh tranh với những chiếc máy ảnh point-and-shoot. Máy ảnh này cho phép người dùng điều chỉnh cân bằng trắng, bù trừ sáng, chế độ cảnh vật và chụp liên tiếp.
5. Apple iPhone 4 (6/2010): iPhone thế hệ đầu chắc chắn là chiếc di động cách mạng nhất mọi thời đại nhưng camera của nó không hề ấn tượng. Phải đến thế hệ thứ 4, Apple mọi thức sự làm cách mạng trên máy ảnh của iPhone. Sở hữu camera 5 MP cảm biến BSI, cùng ống kính khẩu độ f/2.8, iPhone 4 biến mọi thứ trở nên đơn giản khi chụp ảnh. Không những thế, camera VGA phía trước của nó còn mở ra kỷ nguyên trò chuyện bằng video với tính năng FaceTime.
6. Nokia 808 PureView (5/2012): Trong thời đại bùng nổ những chiếc điện thoại chụp hình chất lượng, 808 PureView vẫn phải khiến các đối thủ mắt tròn mắt dẹt với máy ảnh độ phân giải 41 megapixel, cảm biến 1/1.2 inch. Công nghệ hình ảnh của chiếc di động này cho phép chụp những bức ảnh zoom không vỡ và cực ấn tượng trong điều kiện thiếu sáng. Cho đến nay, chất lượng hình ảnh của nó vẫn là thứ không nhiều người dám phủ nhận.
7. Nokia Lumia 1020 (7/2013): Sau 808 PureView, Nokia tiếp tục đưa công nghệ độc quyền của mình lên chiếc Lumia 1020 chạy Windows Phone. Camera này thậm chí còn được cải tiến hơn với cảm biến BSI 1/1.5 inch, chống rung quang học, khẩu độ f/2.2, ống kính Zeiss 6 thành phần và đèn flash xenon. Người dùng còn có thể chỉnh mọi thông số chụp hình một cách khá đơn giản để cho ra bức ảnh ưng ý nhất.
8. HTC One M8 (3/2014): Camera kép quá phổ biến trên những chiếc smartphone ngày nay và ý tưởng này được khơi mào bởi HTC với chiếc One M8 vào năm 2014. Một năm trước đó, hãng giới thiệu công nghệ Ultrapixel với One M7, nhưng One M8 trang bị thêm một camera để đo độ sâu trường ảnh, cho phép người dùng chọn điểm lấy nét trên bức ảnh và tạo hiệu ứng bokeh cho phần còn lại.
9. LG V10 (10/2015): Hầu hết smartphone trước đó chỉ chú ý đến chụp ảnh thay vì quay video, nhưng mọi thứ thay đổi với LG V10. Tất nhiên, người dùng vẫn có thể chụp những bức ảnh chất lượng cao với V10 nhưng khi quay video, V10 mở ra cánh cửa cho các nhà làm nội dung kể câu chuyện thông qua video. Đây cũng là một trong những smartphone thương mại đầu tiên thành công trong việc hỗ trợ chỉnh tay các thông số khi quay video.
10. Google Pixel 2 (10/2017): Cụm camera 12 megapixel khẩu độ cảm biến 1/2.6 inch của Pixel 2 và Pixel 2 XL khá phổ thông nhưng cái cách nó cho ra những bức ảnh tốt nhất thị trường nhờ tinh chỉnh và tối ưu hóa phần mềm thực sự đáng kinh ngạc. Thậm chí, nó còn cho phép chụp những bức ảnh chân dung chuyên nghiệp mà chỉ cần 1 camera, khác hẳn với hệ thống 2 camera trên các smartphone đối thủ. Có được điều này là nhờ máy có khả năng phân tích từng điểm ảnh, từ đó tạo hiệu ứng bokeh một cách chuẩn xác, kể cả với camera trước.
Theo Zing