TheỷniệmnămthànhlậpHộiVôtuyếnĐiệntửViệceo nha caio Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, sự phát triển lớn mạnh của ngành ICT có đóng góp không nhỏ bởi những ý kiến phản biện mang tính học thuật cao của Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam.
Việt Nam tái cử ủy ban Thể lệ vô tuyến của Liên minh Viễn thông Quốc tế
Cục Tần số Vô tuyến điện kỷ niệm 25 năm thành lập
Bộ TT&TT sắp cấp phép tần số 2.6 Ghz để tăng tốc độ 4G
Sáng 24/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (1988-2018). Tham dự lễ kỷ niệm có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải, thành viên của Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam qua các thời kỳ cùng đại biểu các hội và hiệp hội ngành TT&TT trên cả nước.
Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập ngày 17/12/1988. Ở thời điểm mới ra đời, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam là tập hợp của một đội ngũ đông đảo các cán bộ kỹ thuật về vô tuyến điện và điện tử thuộc lĩnh vực bưu điện, phát thanh, thông tấn xã, điện ảnh, các trường đại học…
Nhiều chuyên gia kỳ cựu trong ngành TT&TT đã có mặt tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trải qua 30 năm hoạt động, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam đã từng bước lớn mạnh và trở thành một tổ chức hội nghề nghiệp có uy tín trong nước và quốc tế. Trong 30 năm qua, Hội đã có nhiều hoạt động giúp phổ biến các kiến thức cơ bản về vô tuyến điện tử và ứng dụng tin học nhằm tạo ra môi trường cho việc phát triển vô tuyến điện tử tại Việt Nam.
Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề và các buổi hội thảo khoa học nhằm giới thiệu những công nghệ mới, thúc đẩy các sáng chế, phát minh nhằm giải quyết những vấn đề về khai thác, sản xuất trong ngành vô tuyến điện tử. Hội cũng là nơi đưa ra nhiều ý kiến tư vấn khoa học quan trọng, phục vụ việc ra quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải gửi lời chúc mừng tới Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Hội với cộng đồng doanh nghiệp, với xã hội và ngành TT&TT.
Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, 30 năm phát triển của Hội cũng là 30 năm đất nước đổi mới, gắn liền với sự phát triển lĩnh vực thông tin vô tuyến, công nghiệp điện tử viễn thông của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải. Ảnh: Trọng Đạt |
Từ một đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã mạnh dạn từ bỏ công nghệ analog, đi thẳng vào công nghệ số. Năm 1993, Việt Nam đã có mạng di động 2G GSM đầu tiên, trở thành một trong số những nước đầu tiên sử dụng công nghệ số trong thông tin di động.
Từ chỗ chỉ có một vài công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông, cho đến năm 2015, Việt Nam đã có 635 doanh nghiệp và 590 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phần cứng, điện tử, viễn thông. Trong lĩnh vực ICT nói chung, theo thống kê của Bộ TT&TT, Việt Nam có tổng số hơn 40.000 doanh nghiệp.
Từ chỗ ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là lắp ráp TV, thiết bị điện tử, Việt Nam đã dần làm chủ được công nghệ thiết kế, sản xuất thiết bị mạng di động 4G, sắp tới đây là công nghệ 5G.
Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, các doanh nghiệp này không chỉ tạo ra doanh thu lớn, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, nâng thu hút và đầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng cho rằng, trong sự phát triển đó có sự đóng góp tích cực bằng những ý kiến phản biện mang tính học thuật cao, thông qua các đề án, hội thảo khoa học, những ý kiến góp ý chất lượng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam nhận bằng khen của Bộ TT&TT nhờ những đóng góp trong chặng đường 30 năm phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ về tầm nhìn của mình, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho biết, ICT đang thực sự là hạ tầng của mọi ngành kinh tế kỹ thuật, phục vụ quốc phòng an ninh và sự phát triển của đất nước. Do vậy, Bộ TT&TT nhất trí với các định hướng hoạt động của Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam.
Thứ trưởng cũng đề nghị, Ban chấp hành Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam nhiệm kỳ tới cần xây dựng Hội thành một tổ chức trung tâm, nơi tập hợp các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện tử, viễn thông để phát huy cao nhất tiềm năng của lĩnh vực này.
“Trong thời gian tới, Hội không chỉ nên tập trung vào nghiên cứu học thuật như trước mà nên tập trung nhiều vào nghiên cứu phát triển những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật có tính thực tế, có giá trị thương mại và có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nói.
Bên cạnh đó, Theo Thứ trưởng Phạm Hồng Hải, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam cần thay đổi phương thức hoạt động, chủ động hơn nữa để bắt kịp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam phải là nơi kết nối giữa các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điện tử, viễn thông với các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam, thúc đẩy đổi mới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải đã trao bằng khen của Bộ TT&TT cho Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam nhằm ghi nhận các đóng góp của Hội trong chặng đường 30 năm phát triển.
Trọng Đạt
WEF đang trao đổi với nhiều quốc gia về việc thành lập Trung tâm quản lý chính sách theo mô hình Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Việt Nam có thể sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên có sự hiện diện của một Affiliate Center.