Quang cảnh hội thảo.
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt (23.11.1922 - 23.11.2022),õVănKiệkèo bóng đá la liga ngày 22-11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Vĩnh Long đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đồng chí Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam."
Dự và chủ trì Hội thảo có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Tham dự hội thảo còn có các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương cùng đại diện gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các Học viện, trường Đại học trong cả nước.
Dấu ấn Võ Văn Kiệt
Khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh hội thảo là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực để chúng ta cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang và tri ân những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời đúc kết những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn để giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, góp phần đẩy mạnh sâu rộng. toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với 86 tuổi đời, 69 tuổi Đảng, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, trải qua nhiều hy sinh, gian khổ, gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, đồng chí Võ Văn Kiệt, với phẩm chất đạo đức cách mạng và tài năng của một nhà lãnh đạo xuất sắc đã để lại những dấu ấn quan trọng và những cống hiến to lớn, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc, đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới toàn diện đất nước.
“Dấu ấn Võ Văn Kiệt” đã in đậm trong những quyết sách lớn, những dự án, công trình trọng điểm quốc gia thời kỳ đầu đổi mới, giữa bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức lớn, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu quan trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, phát biểu tại Hội thảo.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định: Đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người cộng sản đã trọn đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, là tấm gương sáng về lựa chọn lý tưởng sống và lẽ sống trọn đời vì nước, vì dân.
Đồng chí là một mẫu hình nhân cách lớn của người đảng viên cộng sản, luôn đồng cam cộng khổ với nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Với đạo đức, nhân cách, trí tuệ, tài năng và những cống hiến to lớn cho đất nước và dân tộc, đồng chí Võ Văn Kiệt đã để lại những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong đồng chí, đồng bào, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.
Đồng chí Võ Văn Kiệt đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu về tấm gương của một chiến sỹ cộng sản chân chính, một nhà lãnh đạo có tầm tư duy chiến lược, lý luận gắn liền với thực tiễn, dám nhìn thẳng vào sự thật, sâu sát cơ sở, luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; giữ vững nguyên tắc, kiên định lập trường, trí tuệ, bản lĩnh, mưu lược, tiên phong, không ngừng đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt hành động vì lợi ích chung để giải quyết những vấn đề bức thiết, những đòi hỏi của nhân dân và thực tiễn cách mạng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tấm gương người cộng sản mẫu mực suốt đời vì nước, vì dân
Đề dẫn hội thảo, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, nêu rõ: Sớm giác ngộ, tham gia và được tôi luyện phong trào đấu tranh cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã nhanh chóng trưởng thành, tỏ rõ là một cán bộ tài năng, kiên cường, bám dân, sâu sát cơ sở, có những đóng góp to lớn đối với phong trào cách mạng ở Nam Bộ.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ V (tháng 3/1982) và Đại hội toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (tháng 4/1982), Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tháng 3/1988), Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (tháng 6/1988) và Thủ tướng Chính phủ (tháng 8/1991).
Trên các cương vị công tác của mình, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có những đóng góp to lớn đối với quá trình nghiên cứu, hình thành và chỉ đạo việc hiện thực hoá đường lối đổi mới của Đảng, từng bước đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, mở đầu cho thời kỳ mới ổn định và phát triển.
Đồng chí Võ Văn Kiệt đã cống hiến trọn đời vì lý tưởng cách mạng cao cả, nhân văn là giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bất công, mang lại cuộc sống hạnh phúc thực sự cho nhân dân.
Dù những năm tháng hoạt động bí mật, đầy khó khăn, gian khổ, hay khi đất nước hòa bình, trở thành một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, đồng chí luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm tiêu chí, thước đo cho hoạt động cách mạng của mình.
Bí danh Sáu Dân ra đời từ đó và trở thành tên gọi trìu mến, thân thiết mà các cán bộ, đảng viên và nhân dân dành cho đồng chí.
Suốt cuộc đời cách mạng, đồng chí đã trăn trở, tìm tòi, sáng tạo, vượt qua những rào cản của cơ chế, thói quen và định kiến cũ, thực hiện những quyết định táo bạo, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Với tinh thần đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng và dân tộc lên trên hết, trước hết, đồng chí đã quy tụ, phát huy được trí tuệ, tài năng, tâm huyết của nhiều trí thức trong và ngoài nước cùng phấn đấu vì đại nghĩa của dân tộc, vì sự phát triển phồn vinh, hạnh phúc của đất nước.
Tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, sôi nổi, vượt qua bao nhiêu cam go thử thách, từ một thanh niên yêu nước đến khi trở thành Thủ tướng Chính phủ, cuộc đời Võ Văn Kiệt đã đi cùng năm tháng hào hùng của Đảng, Nhà nước, nhân dân, nhất là của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những thời điểm khó khăn có tính chất bước ngoặt, tài năng, trí tuệ, sự sắc sảo, phẩm chất bản lĩnh của đồng chí được hiển lộ rõ nét nhất.
Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, khi mọi người nhắc về chú Sáu Dân đều thầm mong đất nước có nhiều người như chú Sáu. Điều đó nhắc nhở rằng các thế hệ nối tiếp phải biết tự học, học thật, làm thật, sống thật với nhân dân, với Đảng, vận sáng tạo vào bối cảnh, điều kiện, nhiệm vụ, yêu cầu mới, tạo giá trị mới, góp phần đưa đất nước vượt qua thử thách mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cương lĩnh xây dựng đất nước và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết với tinh thần đó, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phấn đấu học tập rèn luyện, gắn với thực hiện có hiệu quả Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị. Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, phấn đấu thực hiện ước mơ hoài bão của đồng chí Võ Văn Kiệt đã từng mong ước, quyết tâm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng sống tốt.
Đối với quê hương Vĩnh Long, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cho biết: Sau khi đất nước thống nhất, được giao đảm nhiệm những trọng trách của Đảng, Nhà nước, trở thành người đứng đầu Chính phủ, dù bộn bề nhiệm vụ, đồng chí Võ Văn Kiệt vẫn luôn dành tình cảm sâu nặng và tâm huyết cho quê hương.
Với tư duy năng động, nhạy bén, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã gợi ý cho lãnh đạo tỉnh nhà những ý kiến hết sức quý báu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đặc biệt là cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị.
“Đồng chí nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo tỉnh phải luôn chú ý vai trò quyết định của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đồng chí nhấn mạnh phải chú trọng gìn giữ đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, gìn giữ, củng cố quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; phòng, chống tham nhũng, các hiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ," ông Bùi Văn Nghiêm chia sẻ.
"Mỗi chuyến về quê hương Vĩnh Long, đồng chí Võ Văn Kiệt đều đề nghị xuống thăm cơ sở, khi thì một gia đình nông dân sản xuất giỏi xã Chánh An, huyện Măng Thít; lúc là bà con lao động trị trấn Vũng Liêm; đến tận nơi khảo sát việc phòng, chống lũ, bảo vệ vườn cây ăn trái các xã cù lao; nghe chuyện cạp bờ sông Cổ Chiên phát triển lò gạch, gốm xứ, xí nghiệp đóng tàu…,” ông Bùi Văn Nghiêm chia sẻ thêm./.
Theo TTXVN