Huy động toàn hệ thống chính trị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số_lich thi đau laliga
Ông Nguyễn Văn Lợi,độngtoànhệthốngchínhtrịtriểnkhainhiệmvụchuyểnđổisốlich thi đau laliga Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: HỒ VĂN
Triển khai nhiều nhiệm vụ CĐS
Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch CĐS trên địa bàn tỉnh năm 2022; kế hoạch triển khai thí điểm Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh tỉnh Bình Dương (IOC); kế hoạch triển khai hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về CĐS tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. UBND tỉnh đã hỗ trợ, thúc đẩy các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng đề án, kế hoạch CĐS. Đến nay đã có 18/19 sở, ban, ngành và 8/9 địa phương thành lập Ban Chỉ đạo CĐS; 14/19 sở, ban, ngành và 6/9 địa phương ban hành kế hoạch CĐS năm 2022.
Bình Dương triển khai dự án “Bảo đảm nguồn nhân lực công nghệ thông tin và CĐS trong cơ quan Nhà nước giai đoạn 2022-2026” và tổ công nghệ số cộng đồng với lực lượng nòng cốt là Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hợp tác xã, ngành giáo dục, tổ trưởng các khu phố, ấp. Từ nguồn lực này sẽ phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cơ bản cho người dân, doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các tổ công nghệ số cộng đồng; huy động các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. |
Nói về tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, Trung tâm Dữ liệu của tỉnh đã được đầu tư với mô hình Trung tâm Dữ liệu chính và Trung tâm Dữ liệu dự phòng đáp ứng nhu cầu triển khai các dữ liệu ứng dụng dùng chung cho chính quyền, đồng thời bảo đảm hạ tầng cho việc triển khai đô thị thông minh của tỉnh. Hiện tại, Trung tâm Dữ liệu đã tiếp tục được mở rộng, bổ sung thêm thiết bị bảo mật phục vụ triển khai Đề án 06. Trung tâm Dữ liệu dự phòng tiếp tục hoàn thiện theo hướng thuê dịch vụ bảo đảm công tác sao lưu, dự phòng dữ liệu cho tỉnh. “Mức độ phát triển chính quyền điện tử của tỉnh theo mô hình hướng dẫn của Chính phủ: Đạt mức độ hoàn thiện 4/4 mức độ phát triển so với hướng dẫn và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hình thành chính quyền số - một mức độ phát triển cao hơn so với chính quyền điện tử, mô hình chính quyền số này gồm 5 bước phát triển, kết thúc là CĐS hoàn toàn chính quyền và hình thành đô thị thông minh…”, ông Lê Tuấn Anh cho biết.
Tỉnh hoàn thành cung cấp số liệu để đánh giá mức độ CĐS của bộ, ngành, địa phương, quốc gia (chỉ số DTI) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự kiến năm 2022 sẽ cải thiện về mặt xếp hạng so với năm 2021 (tỉnh Bình Dương xếp hạng 31/63 tỉnh, thành cả nước). Tỉnh đã thành lập đội ngũ báo cáo viên CĐS cấp tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về CĐS với sự phối hợp, hỗ trợ từ các chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông. Về triển khai ứng dụng nền tảng địa chỉ số cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, đến cuối tháng 5-2022, Bưu Điện tỉnh đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 việc thu thập, cập nhật và bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho 286.947 đối tượng, như: Hộ gia đình, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Quyết tâm “gỡ khó”, xây dựng thành công chính quyền số
Tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy đã nghe lãnh đạo các sở, ngành báo cáo về kết quả, nhiệm vụ công tác CCHC trong 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng, nhiệm vụ sắp tới, nhất là về xây dựng chính quyền điện tử. Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết năm 2021, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh xếp trong nhóm điểm cao nhất. Nếu tính theo điểm số từ cao xuống thấp, Bình Dương đứng thứ 2/63 tỉnh thành (năm 2020 đứng thứ 57/63). Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cổng dịch vụ công tỉnh đã triển khai được 1.159/1.913 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và mức độ 4 của cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó có 1.015 DVCTT mức độ 4, 144 DVCTT mức độ 3; 100% DVCTT đã được xây dựng mẫu điện tử EFORM. Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, mức độ 4 được triển khai trên cổng DVCTT đạt 60,58% trên tổng số TTHC của tỉnh.
Các đại biểu phát biểu tại cuộc họp
Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành nêu lên khó khăn hiện nay trong việc xây dựng chính quyền điện tử và đề xuất các phương án tiếp theo, nhất là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC; kế hoạch truyền thông đến nhân dân và doanh nghiệp, nguồn vốn… Sau khi nghe các sở, ngành báo cáo, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu người đứng đầu cấp ủy Đảng luôn đổi mới trong thời đại 4.0, biết đặt hàng những phần mềm mới để phục vụ nhân dân trong CĐS; biết sử dụng trí tuệ nhân tạo để hướng tới phục vụ nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị lãnh đạo các sở, ngành hãy đặt là vai mình người dân, doanh nghiệp để thấy hết khó khăn, vướng mắc của người dân trong thực hiện TTHC thời đại 4.0 để tìm biện pháp tốt hơn phục vụ nhân dân. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các sở, ngành, địa phương, nhất là cấp ủy Đảng phải quyết liệt hơn, phát huy nội lực mạnh hơn, làm việc thực chất hơn để người dân, doanh nghiệp thật sự được thụ hưởng từ những giá trị của sự phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị các sở, ngành phải thật sự chú trọng phát triển hạ tầng số phục vụ chính quyền số, CĐS; đồng thời đề nghị Sở Tài chính kịp thời bố trí vốn cho các dự án liên quan đền công tác CĐS, xây dựng chính quyền điện tử. Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị toàn hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền sâu đậm ý nghĩa, tầm quan trọng của việc CĐS, xây dựng chính quyền số. Ngoài việc kết hợp tuyên truyền trên Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương thì mặt trận, các đoàn thể chính trị, các địa phương cần vào cuộc quyết liệt để tuyên truyền sâu đậm nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, hội viên, đoàn viên… hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của CĐS, xây dựng chính quyền số. Đây là nền tảng quan trọng, vững chắc để Bình Dương CĐS toàn diện, xây dựng thành công thành phố thông minh Bình Dương.q
Thời gian tới, tỉnh Bình Dương phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ chuyên ngành và hoạt động công tác chuyên môn nội bộ cho toàn bộ các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã để hình thành các dữ liệu số. Triển khai kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư và thực hiện làm giàu dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Bình Dương triển khai hệ thống thông tin báo cáo dùng chung theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để từng bước tự động hóa công tác báo cáo, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng; nâng cấp phần mềm quản lý văn bản, xây dựng, triển khai phân hệ lưu trữ điện tử của các cơ quan, hoàn thành trong năm 2022-2023. Bình Dương hợp nhất cổng DVCTT và phần mềm một cửa điện tử đáp ứng yêu cầu theo mô hình kiến trúc mới theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp nhằm hoàn thiện các tiện ích chính quyền số.