Đem sức ta giải phóng cho ta...Bài 4_bảng xếp hạng vđqg đan mạch
Trong những ngày 23 và 24-8-1945,ĐemsứctagiảiphóngchotaBàbảng xếp hạng vđqg đan mạch khí thế cách mạng ở các địa phương trong tỉnh như triều dâng nước đổ. Khắp nơi trong tỉnh, cán bộ xuống tận xã vận động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Những địa danh như chợ Bưng Cầu, Lò Chén... đã mãi đi vào lịch sử...
Phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một hôm nay khang trang, hiện đại. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Từ Bưng Cầu…
“...Thiên hạ thất kinh/ Là chợ Hớn Quản/ Khô như bánh tráng/ Là chợ Phan Rang/ Xe thổ mộ dọc ngang/ Là chợ Thủ Dầu Một/ Khỏi lo ngập lụt/ Là chợ Bưng Cầu...” (Vè 47 chợ). Trở lại chợ Bưng Cầu, nơi mà 75 năm trước từng diễn ra cuộc họp lịch sử, mang tính quyết định vận mệnh cho nhân dân Thủ Dầu Một trong Cách mạng Tháng Tám (CMTT), nay vẫn là một khu vực giao thương hàng hóa nhộn nhịp, thuận lợi.
Theo những người “gạo cội” tại vùng đất này thì chợ Bưng Cầu từ xưa vốn nổi tiếng là nơi giao thương hàng hóa, nhất là các loại rau màu được trồng quanh vùng Tân An, Tương Bình Hiệp, Định Hòa... Và hiện nay, đây cũng là một chợ nông sản, giá các mặt hàng tương đối rẻ. Với nhiều người, chợ Bưng Cầu còn là kỷ niệm, chẳng hạn như: “Đây là ngôi chợ có từ lâu. Lúc tôi còn bé, mẹ tôi tần tảo bán buôn tại chợ này để nuôi anh em tôi. Nay mẹ tôi không còn, nhưng mỗi lần bước chân đến chợ, tôi vẫn thấy hình ảnh thân thương ấy”...
Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực thương mại, chợ Bưng Cầu còn là một “địa chỉ đỏ” trong Tổng khởi nghĩa CMTT năm 1945. Ông Nguyễn Văn Hữu (Một Hữu), nguyên Tỉnh đội trưởng, Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Thủ Dầu Một, nhớ lại: Ngày 17, 18-8- 1945, Xứ ủy Nam kỳ đã quyết định khởi nghĩa và tại tỉnh Thủ Dầu Một tất cả đã sẵn sàng. Trên thực tế, trong những ngày 23 và 24-8, các lực lượng cách mạng đã làm chủ tình hình. Lính bảo an, cộng hòa vệ binh không dám ra khỏi đồn bót, lính Nhật ở thành Xăn Đá và sân bay Phú Hòa cũng không dám đàn áp. Khí thế cách mạng như triều dâng nước đổ. Khắp nơi trong tỉnh, cán bộ xuống tận xã vận động nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Vì vậy, đêm 23-8-1945 được coi là thời khắc lịch sử. Đêm đó, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã họp mở rộng để kiểm điểm lực lượng, phân công cán bộ, lập ra Ủy ban Khởi nghĩa của tỉnh do đồng chí Văn Công Khai làm trưởng ban; quyết định dời trụ sở chỉ huy về ngã ba Lò Chén - Chánh Nghĩa để khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh lỵ.
Đến Lò Chén...
“...Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn ba chú lính đưa cô tôi về/ Đưa về chợ Thủ/ Bán hủ bán ve/ Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu…”. Những câu ca dao này phản ánh nghề làm gốm khá nổi tiếng ở Chánh Nghĩa. Ngày nay, TP.Thủ Dầu Một có con đường mang tên Lò Chén. Và, trên vùng đất Lò Chén còn có cây cầu nhỏ, gọi là cầu Chín Thuận, tên một người gắn liền với nghề làm gốm ở đây.
Theo sử sách còn ghi lại, ông Chín Thuận là người giàu và có uy thế ở vùng Chánh Nghĩa - Phú Cường. Ông đã đi chiêu mộ những thợ gốm giỏi ở Lái Thiêu để về lập nghiệp, dựng lò ở Chánh Nghĩa trên phần đất của ông. Từ đó, cụm lò gốm đầu tiên ở Chánh Nghĩa được hình thành và ngày càng làm ăn phát đạt. Trước khi thực dân Pháp đến xâm lược thì nghề gốm ở Chánh Nghĩa đã phát triển ở trình độ khá cao.
Với lực lượng công nhân lao động đông nên từ cuối năm 1936, tại đây đã thành lập được Chi bộ thợ thủ công Lò Chén Phú Cường do đồng chí Hồ Văn Cống trực tiếp phụ trách. Cán bộ cách mạng vốn là thợ lò chén nên đã đi sâu hoạt động với thợ thủ công các lò chén, lò lu ở Phú Cường - Chánh Nghĩa, qua đó phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Chi bộ Lò Chén đã cùng các chi bộ khác hướng dẫn các tầng lớp nhân dân lao động tại lò chén, lò lu, thợ mộc, tiểu thương… thảo luận xây dựng các bản dân nguyện đòi các quyền dân sinh dân chủ. Đến giữa năm 1937, lò chén, lò lu, lò đường ở Phú Cường - Chánh Nghĩa đã thành lập được Hội Ái hữu theo chủ trương của Trung ương Đảng.
Đặc biệt, chuẩn bị cuộc Tổng khởi nghĩa CMTT năm 1945, Chi bộ Phú Cường - Chánh Nghĩa đã vận động quần chúng tham gia lực lượng Thanh niên Tiền Phong (TNTP). Tại Chánh Nghĩa, Hội quán TNTP được đặt tại căn nhà bà Hai Lúi (dưới dốc chùa Bửu Nghiêm). Hàng đêm, lực lượng này hăng hái tập võ, quân sự, tự võ trang tầm vông vạt nhọn, gươm đao, mã tấu… Hơn thế nữa, ở Lò Chén còn thành lập được đội tự vệ. Đây chính là những lực lượng vũ trang nòng cốt để tạo thế lực bảo vệ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
Đêm 23-8-1945, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một họp mở rộng tại chợ Bưng Cầu (nay thuộc phường Hiệp An), quyết định dời trụ sở chỉ huy về ngã ba Lò Chén Phú Cường (nay thuộc phường Chánh Nghĩa) để chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh lỵ. Và hôm nay đây, ngã ba Lò Chén nói riêng và phường Chánh Nghĩa nói chung không chỉ là “địa chỉ đỏ” đã đi vào lịch sử với thắng lợi CMTT “long trời lở đất”, mà còn một trong những địa bàn phát triển kinh tế - xã hội sầm uất bậc nhất của tỉnh.
Khi lịch sử sang trang
Những địa danh chợ Bưng Cầu (nay thuộc phường Hiệp An), Lò Chén (phường Chánh Nghĩa)... đã đi vào lịch sử. Và hôm nay, lịch sử đã sang trang mới. Năm 2003, xã Hiệp An được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Tân An và Tương Bình Hiệp; đến năm 2008, Hiệp An được nâng cấp lên phường. Nhắc đến Hiệp An, ngoài Khu du lịch Đại Nam, người ta còn nhớ đến những ruộng kiệu mùa tết… Những ngày giáp tết, khi ngang khu vực này, mùi thơm nồng của kiệu khiến lòng người ai nấy đều khấp khởi, mong chờ một năm mới bắt đầu.
Ông Nguyễn Ngọc Lắm, người sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hiệp An, chia sẻ: “Vui mừng lắm chứ! Địa phương mình thay da đổi thịt từng ngày, rõ nhất là những con đường đều được bê tông, nhựa hóa khang trang lắm! Đặc biệt, thời gian gần đây, phát động xây dựng nếp sống văn minh đô thị, Đảng bộ, chính quyền và người dân đang tiếp tục làm mới phường bằng những cây xanh, vỉa hè thông thoáng...”.
3 phường Phú Thọ, Chánh Nghĩa và Phú Cường trước kia chỉ là thôn Phú Cường (dưới triều Nguyễn), làng Phú Cường (thời Pháp thuộc) và xã Phú Cường (thời chống Mỹ). Vì vậy, lịch sử phát triển của địa phương; việc hình thành, sự chỉ đạo của chi bộ Đảng trước 1975 luôn gắn liền với 3 địa phương này.
Sau ngày thống nhất, cả nước chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hòa chung khí thế đó, sau khi được thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Chánh Nghĩa đã đồng lòng, chung tay xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Hiện nay, Chánh Nghĩa là một trong 2 phường đông dân cư của TP.Thủ Dầu Một. Phường Chánh Nghĩa phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ. Đặc biệt, trên địa bàn phường đã hình thành Khu đô thị Chánh Nghĩa với diện tích 33 ha. Đây được xem là một trong những khu dân cư đô thị sầm uất nhất của Bình Dương hiện nay với nhiều biệt thự, nhà cao tầng. Ở đây cũng nổi tiếng về các điểm giải trí, dịch vụ ăn uống…
Hiệp An, Chánh Nghĩa không chỉ là một trong cái nôi cách mạng, mà đang phát triển từng ngày. Tự hào về điều đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương vẫn luôn đoàn kết, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh. (còn tiếp)
Với lực lượng công nhân lao động đông nên từ cuối năm 1936, tại khu Lò Chén đã thành lập được Chi bộ thợ thủ công Lò Chén Phú Cường do đồng chí Hồ Văn Cống trực tiếp phụ trách. Cán bộ cách mạng vốn là thợ lò chén nên đã đi sâu hoạt động với thợ thủ công các lò chén, lò lu ở Phú Cường - Chánh Nghĩa, qua đó phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở cách mạng. Ngay từ khi ra đời, Chi bộ Lò Chén đã cùng các chi bộ khác hướng dẫn các tầng lớp nhân dân lao động tại lò chén, lò lu, thợ mộc, tiểu thương… thảo luận xây dựng các bản dân nguyện đòi các quyền dân sinh dân chủ. Đến giữa năm 1937, lò chén, lò lu, lò đường ở Phú Cường - Chánh Nghĩa đã thành lập được Hội Ái hữu theo chủ trương của Trung ương Đảng.