Việc phóng vệ tinh Beidou-3GEO3 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 16/6 nhưng đã bị hoãn lại cho đến sáng ngày 23/6 vì lý do kỹ thuật.
Các nhà quan sát cho biết,ốcphóngvệtinhcuốicùngtronghệthốngvệtinhđịnhvịtoàncầtỷ le ma cao việc hoàn thành mạng lưới vệ tinh định vị Beidou-3 khiến Trung Quốc trở thành đối thủ quan trọng trong thị trường dịch vụ định vị toàn cầu trị giá hàng tỷ USD mà có thể cạnh tranh với Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Liên minh châu Âu.
Trung Quốc phóng vệ tinh cuối cùng trong hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu |
Trao đổi với báo chí, ông Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho rằng: “Tôi nghĩ hệ thống Beidou-3 đang hoạt động là một sự kiện lớn. Đây là một khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc và nó giúp cho Trung Quốc có một hệ thống định vị toàn cầu độc lập với các hệ thống của Mỹ và châu Âu”.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống định vị toàn cầu vào đầu những năm 1990 để giúp ô tô, tàu đánh cá và tàu chở dầu quân sự điều hướng bằng cách sử dụng dữ liệu bản đồ từ các vệ tinh của chính quốc gia này.
Hiện tại, dịch vụ định vị này có thể được sử dụng trên hàng triệu điện thoại di động để tìm các nhà hàng, trạm xăng hoặc rạp chiếu phim gần đó cũng như phục vụ việc dẫn đường cho tên lửa và máy bay không người lái.
Hệ thống định vị toàn cầu Beidou được đưa vào sử dụng thương mại từ năm 2012 nhưng chỉ giới hạn vùng phủ sóng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho đến năm 2018 nó đã cung cấp dịch vụ trên toàn thế giới.
Hệ thống định vị toàn cầu Beidou-3 của Trung Quốc hiện có 30 vệ tinh đang hoạt động.
Theo truyền thông của nhà nước Trung Quốc thì hiện tại có khoảng 120 quốc gia bao gồm Pakistan và Thái Lan đang sử dụng các dịch vụ của Beidou-3 để giám sát giao thông ở cảng cũng như giúp hướng dẫn các hoạt động cứu hộ trong thảm họa và các dịch vụ khác.
Bắc Kinh đang trông chờ vào dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu “Một vành đai –một con đường” trị giá hàng nghìn tỷ USD để thuyết phục các nước tham gia khác sử dụng công nghệ của mình khi họ cố gắng giành thị phần từ hệ thống GPS của Mỹ, tuy nhiên một số chuyên gia đã nghi ngờ về khả năng này của họ.
Nói về hệ thống định vị toàn cầu Beidou, ông Jonathan McDowell cho rằng, ông không nghĩ Beidou-3 sẽ có thể thay thế GPS trong 10 hoặc thậm chí 20 năm tới.
Phan Văn Hòa (theo Bangkokpost)
Truy cập vô tuyến cố định sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025
Theo Báo cáo về di động mới nhất vừa được Ericsson công bố cho thấy, truy cập vô tuyến cố định trên toàn thế giới có sự tăng trưởng mạnh và dự báo sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025, đạt gần 160 triệu kết nối.