Hạ tầng hoàn thiện, thu hút đầu tư tăng cao_7m tỷ số tỷ lệ

7 tháng của năm 2022,ạtầnghoànthiệnthuhútđầutưtă7m tỷ số tỷ lệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bình Dương đạt hơn 2,54 tỷ đô la Mỹ, đứng đầu cả nước. Điều này cho thấy, ngoài môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) và hạ tầng giao thông kết nối của Bình Dương đang ngày càng phát huy lợi thế, hấp dẫn các nhà đầu tư. Qua đó, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Vượt xa kế hoạch năm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh, năm 2022, Bình Dương dự kiến thu hút đầu tư FDI vào tỉnh khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các KCN trên địa bàn tỉnh phấn đấu thu hút 1,2-1,3 tỷ đô la Mỹ vốn FDI, từ 1.100-1.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư xây dựng đạt 3.120- 4.750 tỷ đồng. Kết quả, 7 tháng của năm 2022, tỉnh đã thu hút được hơn 2,54 tỷ đô la Mỹ (tăng 74% so với cùng kỳ). Riêng các KCN của tỉnh đã thu hút đầu tư FDI được hơn 1,7 tỷ đô la Mỹ, đạt 131% kế hoạch năm. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.059 dự án FDI, tổng vốn 39,6 tỷ đô la Mỹ.


Ông Nguyễn Văn Lợi (hàng trước, bên phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh kiểm tra thực địa chuẩn bị bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 cho tập đoàn Lego triển khai dự án tại VSIP 3. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết hiện các KCN của tỉnh với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có vị trí thuận lợi, liền kề các trục giao thông quan trọng kết nối với TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư. Nhờ đó, những tháng đầu năm 2022, mặc dùđối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực.

Trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển các KCN bền vững theo mô hình “3 trong 1” (KCN - khu đô thị - khu dịch vụ). Với định hướng phát triển đó, tỉnh đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển KCN, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị, góp phần tạo lực đẩy, thu hút thêm nhiều dòng vốn đầu tư chất lượng từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào địa phương.

Cơ hội mới từ hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thu hút mạnh dòng vốn FDI, Bình Dương xác định, công nghiệp tiếp tục là ngành phát triển mũi nhọn của tỉnh. Trong giai đoạn tới, thu hút đầu tư của tỉnh sẽ chọn lọc kỹ để có được những dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng ít lao động, có giá trị gia tăng cao. Các KCN trong tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tốt hơn để đón làn sóng đầu tư FDI mới.


Nhiều KCN của Bình Dương có hạ tầng đồng bộ, đã trở thành “thương hiệu”, thu hút nhiều DN lớn, tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư

Cùng với đó, để tạo đà cho sự bứt phá, tỉnh đang nghiên cứu xây dựng phương án tạo nguồn thu từ quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: Khởi công, động thổ và xúc tiến thủ tục triển khai KCN VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng Quốc lộ 13; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, thủ tục triển khai tuyến đường Vành đai 3… Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, cho biết Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành phát triển mũi nhọn của tỉnh, trong giai đoạn tới, thu hút đầu tư của tỉnh sẽ có chọn lọc kỹ để có được những dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng ít lao động, có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, đô thị.

Ban Quản lý các KCN tỉnh cũng đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác, trong đó tiếp tục rà soát, làm tốt công tác quản lý, cấp phép tại các KCN thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính và giải quyết thủ tục, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung tham mưu xúc tiến việc thành lập và phát triển từ 2 đến 4 KCN mới giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh đã có quy hoạch, xây dựng KCN Khoa học công nghệ tại huyện Bàu Bàng.

Theo ông Nguyễn Chí Toàn, Giám đốc Marketing VSIP Group, xu thế mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư trong KCN đang gia tăng. Để cạnh tranh, các địa phương cần có quy hoạch mới để hấp dẫn nhà đầu tư, xây dựng các KCN chất lượng cao là cần thiết. Thực tế, VSIP đã bắt đầu chuyển mô hình kinh doanh từ thuần túy KCN thành khu đô thị dịch vụ công nghiệp cho toàn bộ tất cả các dự án từ năm 2007. Mô hình của VSIP là công nghiệp - đô thị - dịch vụ, trong đó công nghiệp chỉ là yếu tố đi trước để phục vụ nền kinh tế.

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh:

Để thu hút các dự án đầu tư chất lượng, các KCN của Bình Dương cần phải nâng cấp lên chuẩn mới. Quỹ đất hiện tại của các KCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao. Vì vậy, giai đoạn tới, công tác thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh sẽ có sự chuyển biến tích cực, thực chất hơn, chọn lọc hơn theo hướng chuyên biệt, sinh thái, thông minh và sẽ tạo sức hút mới. Việc các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang xây dựng tại tỉnh, nhất là các dự án có tác động liên vùng như: Vành đai 3, 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh, có thể tăng sức hút cho các dự án FDI mới.

NGỌC THANH