Trên 2.500 website tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công trong đầu năm nay_bảng xếp hạng fifa khu vực châu á
Ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an nhấn mạnh, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức trên không gian mạng. |
Chia sẻ tại sự kiện Security World 2019 diễn ra sáng ngày 29/5, Đại tá Đỗ Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an nhấn mạnh, thời gian qua, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức trên không gian mạng, trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Một vấn đề nổi lên trong bức tranh an ninh mạng tại Việt Nam thời gian gần đây, theo ông Tuấn, là hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu của Chính phủ, các Bộ, ngành và các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính tiếp tục diễn biến phức tạp, với tính chất, mức độ ngày càng nguy hiểm.
Thống kê của Bộ Công an cho thấy, mỗi năm có hàng nghìn trang mạng của Việt Nam bị tin tặc tấn công nhằm đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển, thay đổi, chèn nội dung, cài cắm mã độc… Riêng các tháng đầu năm 2019, đã phát hiện trên 2.500 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công; hàng trăm ngàn máy tính bị nhiễm mã độc. Việt Nam đang xếp thứ 4 trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma botnet, bị tin tặc sử dụng làm bàn đạp để tấn công nước khác.
“Hệ thống thông tin quan trọng của các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp tài chính ngân hàng… tiếp tục là mục tiêu tấn công thường xuyên của tin tặc, trong đó đã phát hiện nhiều cuộc tấn công mạng nhằm vào Sở giao dịch chứng khoán, các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước…”, ông Tuấn nêu.
Vị đại diện lãnh đạo A05 – Bộ Công an cũng cho hay, thời gian qua, hoạt động sử dụng mạng xã hội nước ngoài để đăng tải tin giả với mục đích làm nhục, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm các tổ chức, các nhân diễn ra tràn lan trên không gian mạng, xâm phạm trực tiếp quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, thậm chí nhiều vụ việc gây ra hậu quả đáng tiếc như: án mạng, dẫn đến tự tử, cố ý gây thương tích.
Năm 2018, qua theo dõi Bộ Công an đã phát hiện hơn 800 trang blog, gần 6.000 tài khoản mạng xã hội đăng tải hàng trăm nghìn tin, bài có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, phỉ báng, xúc phạm nhân phẩm… Tại Việt Nam, thời gian qua đã ghi nhận hàng chục vụ tự tử, giết người, cố gây thương tích… xuất phát từ nguyên nhân sử dụng mạng xã hội để thách đố, kích động bạo lực, vu cáo, xúc phạm người khác. Đặc biệt, trong đó nhiều nạn nhân là trẻ em và vị thành niên.
Bên cạnh đó, ông Tuấn còn chỉ rõ, hoạt động sử dụng Internet vào mục đích khủng bố nổi lên như một thách thức toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia an ninh bảo mật quốc tế, hiện trên thế giới có khoảng 50 tỷ điểm kết nối IoT đang hoạt động, đây là những điểm yếu có thể bị lợi dụng để tạo ra những cuộc tấn công mạng quy mô lớn gây thiệu hại nghiêm trọng về tài sản và sinh mạng người dân với mục đích khủng bố. “Internet trở thành môi trường lý tưởng để tội phạm khủng bố trao đổi, thu thập thông tin, phối hợp tấn công, tuyên truyền, nhận hỗ trợ tài chính, kết nối và tuyển mộ lực lượng”, ông Tuấn nhấn mạnh.