Việt Namthu hút đầu tư nước ngoài bằng việc cải thiện hành lang pháp lý. (Ảnh minh họa.Nguồn: TTXVN)
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hútđầu tư nước ngoài trong khu vực và trên thế giới diễn ra gay gắt,ếtliệtcảithiệnhànhlangpháplýđểthuhútđầutưsalernitana – fiorentina hoạt động đầutư nước ngoài tại Việt Namđang gặp không ít khó khăn, thách thức.
Do đó, việc hoàn thiện hành langpháp lý về đầu tư, kinh doanh là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiệncác giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lựcquản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Thông thoáng cấp phép, kiểm soát hoạt động
Với lý do trên, ngày 16/5, BộKế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoàiđã tổ chức Hội thảo “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốnđầu tư nước ngoài,” nhằm lấy ý kiến đại diện các cơ quan quản lý nhànước, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp trong nước và nướcngoài cùng các chuyên gia đóng góp hoàn thiện hai dự thảo Luật Doanhnghiệp và Luật Đầu tư (sửa đổi).
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học NguyễnMại nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005phải đặt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưngtốc độ tăng trưởng vẩn sụt giảm so với mức bình quân 7%- 7,5% đã đạt được và sovới tiềm năng có thể khai thác, vì thế cần phải tạo ra một số đột phá theo yêucầu cải cách thể chế, để khắc phục được những khiếm khuyết hiện tại, tạo tiềnđề để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.
Giáo sư Mại phân tích, Luật Đầutư và Luật Doanh nghiệp được hình thành theo nguyên tắc “Doanh nghiệp được kinh doanh tất cả ngànhnghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra làvận dụng nguyên tắc này như thế nào trong việc quy định một số điều khoản cóliên quan đến đầu tư và kinh doanh để thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời bảođảm hiệu năng quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, Giáo sư cũng nhấnmạnh, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng cần quán triệt phương châm “tự dohóa thương mại và đầu tư” trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế có liênquan đến việc dỡ bỏ dần rào cản về thuế quan và phi quan thuế, hài hòa hóa thủtục hải quan xuyên biên giới.
“Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư vàLuật Doanh nghiệp (sửa đổi) phải xử lý đồng thời hai nhược điểm chủ yếu củaLuật hiện hành, thứ nhất là chưa hình thành được hành lang pháp lý thông thoángđể tạo tiền đề cho doanh nghiệp được quyền tự chủ thực hiện ý tưởng, sáng kiến trong kinh doanhvà đầu tư. Thứ hai là còn nhiều kẻ hở về luật pháp nên vừa không bảo vệ đượchành vi kinh doanh chân chính, vừa bị lợi dụng để tiến hành các hoạt động bấtchính,” Giáo sư thẳng thắn trao đổi.
Ghi nhận ý kiến đóng góp, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Đỗ NhấtHoàng đưa ra so sánh bằng hình ảnh rất sinh động, theo xu thế thế giới hoạtđộng cấp phép đầu vào thuận lợi và quản lý hoạt động sau cấp phép theo hìnhphễu. Tuy nhiên thực tiễn tại Việt Nam lại là hình phễu úp ngược, khâucấp phép thì chặt chẽ trong khi khâu quản lý hoạt động nguồn vốn thì lại lỏng.
“Do đó, Việt Nam phải tạo ra sự thông thoángthông qua cải cách thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triểnngành công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… và phải đảmbảo tính đồng bộ,” ông Hoàng nói.
Giấy phép con vẫn còn cửa "sống"
Tại Hội thảo, các đại biểu thamdự ghi nhận sự cải thiện thông thoáng, minh bạch hơn từ hai dự thảo luật nóitrên. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng các quy định của Luật Đầu tưvà Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) phải có các quy định cụ thể hơn đểkhuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao và tăngcường chuyển giao công nghệ, tạo sức lan tỏa lớn hơn đối với nền kinhtế, cũng như có các chế tài mạnh mẽ để đảm bảo pháp luật đượcthực thi hiệu quả.
Cụ thể, các nội dung được traođổi tại Hội thảo tập trung các vấn đề về khái niệm doanh nghiệp đầu tưnước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến tỷ lệ sở hữu vàthương quyền, bỏ quy định ngành nghề trong Giấy chứng nhận Đăng kýkinh doanh, tách Giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh, các quyđịnh hậu kiểm đối với doanh nghiệp và dự án đầu tư, bảo vệ cổ đôngthiểu số trong Luật Doanh nghiệp, các quy định về ưu đãi đầu tư vàbảo đảm đầu tư…
Bà Vũ Hương, Phó Tổng Giám đốc,Công ty Kiểm Toán Quốc Tế Ernst & Young Việt Nam đề cập đến những mặt hạnchế tại Luật Đầu tư (sửa đổi) như định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài có sựkhông thống nhất trong cách áp dụng giữa hai trường hợp nhà đầu tư thực hiệnđầu tư trực tiếp hoặc thông qua liên doanh như nêu trên.
Bên cạnh đó, bà Hương cũng chỉ racác quy định Áp dụng đối với công ty đại chúng, đăng ký thay đổi, đăng ký doanhnghiệp và cả quy định về địa điểm kinh doanh (yêu cầu hàng loạt các tài liệu,giấy tờ liên quan đến bên cho thuê đất...,) tạo ra danh mục hồ sơ cấp phép củanhà đầu tư ngày càng dài thêm một cách vô lý.
“Yêu cầu này là rất bất hợp lý,gây nhiều phiền toái cho nhà đầu tư và làm giảm đáng kể tiến độ cấp giấy phépđầu tư. Vì vậy chúng tôi đề xuất, Dự thảo luật nên làm rõ nội dung này để tránhtình trạng các cơ quan cấp phép địa phương yêu cầu nhà đầu tư cung cấp quánhiều tài liệu không cần thiết và không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình gâycản trở hoạt động đầu tư,” bà Hương kiến nghị.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứtrưởng Đặng Huy Đông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoan nghênh các ý kiến đóng gópthiết thực và mang tính xây dựng, cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung mangtính khả thi nhằm đưa các đạo luật mới đi vào cuộc sống. Từ đó tạo ra nhữngbước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài,tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp cận thị trường và mởrộng hoạt động làm ăn chính đáng tại Việt Nam.
“Các ý kiến đóng góp của đại biểutrong Hội thảo sẽ được các Ban soạn thảo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửađổi) tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu vào các dự thảo luật để trình Chính phủ vàQuốc hội,” Thứ trưởng nói./.
Theo TTXVN