Đất nội đô khan hiếm, ông lớn ông bé đua nhau ‘dòm ngó’ chung cư cũ_paderborn vs
-“Hiện nay TP đang có chủ trương gọi nhà đầu tư lập quy hoạch cả cụm khu chung cư cũ. Như chúng tôi được biết cả cụm Ngọc Khánh- Giảng Võ sẽ là một nhà đầu tư. Như thế thì tính cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể không cao” – một doanh nghiệp nêu ý kiến.
Chung cư cũ án ngữ đất vàng vào “tầm ngắm”
Khu vực 4 quận nội thành Hà Nội (quận Hoàn Kiếm,Đấtnộiđôkhanhiếmônglớnôngbéđuanhaudòmngóchungcưcũpaderborn vs Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) luôn được ví như 4 "điểm vàng" của thủ đô. Tuy nhiên, quỹ đất tại khu vực này đang ngày càng khan hiếm. Việc phát triển các dự án nhà ở thương mại cao tầng trong những năm gần đây ở khu vực nội đô chủ yếu trên những khu đất là các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp được di dời ra ngoại thành.
Trong khi công cuộc săn lùng quỹ đất nội đô của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn thì ngày 4/4/2016, UBND TP Hà Nội ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội. Theo đó, quy chế chỉ ra số tầng cao chi tiết đối với 17 dự án chung cư cũ có diện tích trên 2ha được phép nâng cao tầng, có những khu chung cư được nâng tới 25 tầng.
Nhà G6A Thành Công thuộc mức độ nguy hiểm độ D. |
Như khu chung cư Nguyễn Công Trứ được quy định chiều cao 25 tầng; khu chung cư Giảng Võ có chiều cao 21 tầng; khu chung cư Quỳnh Mai có chiều cao 24 tầng... Riêng khu Văn Chương cao tối đa 18 tầng tương đương 65m. Theo quy chế này, khi được xây mới khu Thành Công được xây lên 24 tầng, khu Ngọc Khánh được xây lên tới 21 tầng…
Với quy chế này không ít ý kiến cho rằng, việc xây dựng chung cư cũ lại trở thành "miếng bánh" ngon cho các doanh nghiệp khi nhiều dự án chung cư cũ đều có địa thế “vàng”. Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Xây dựng cho hay, từ trước đến nay, dù thành phố chưa có chủ trương cho phép nâng tầng nhưng vẫn có nhiều chủ đầu tư “xếp hàng”.
Đại diện Sở Xây dựng cũng cho biết, chủ trương cải tạo chung cư cũ phải làm đồng bộ, theo quy hoạch chứ không phải “cái răng nào hỏng thì nhổ đi, trồng răng khác dài hơn”. Chẳng hạn với khu chung cư cũ ở Giảng Võ, mỗi nhà đầu tư đều muốn tự làm riêng mà không biết đến người khác, vậy hạ tầng chung, hạ tầng kỹ thuật phải giải quyết như thế nào? Ai lo?
“Chính vì vậy chúng tôi muốn có quy hoạch cả khu, sau đó sẽ lên phương án khai thác các dự án đầu tư. Tất nhiên không phải đập hết đi rồi làm ào ào một lúc mà phải cân nhắc, cái nào dễ làm trước, khó làm sau”, đại diện Sở Xây dựng cho hay.
Tuy nhiên, trao đổi tại “Hội nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng gặp mặt và làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt Nam” mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP. Invest cho rằng việc này có thể tạo tính cạnh tranh không cao cho các doanh nghiệp.
“Hiện nay TP đang có chủ trương gọi nhà đầu tư lập quy hoạch cả cụm khu chung cư cũ. Như chúng tôi được biết cả cụm Ngọc Khánh- Giảng Võ sẽ là một nhà đầu tư. Như thế thì tính cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể không cao” – vị Chủ tịch GP. Invest nói.
Quy hoạch đối với Dự án tái thiết đô thị quy mô trên 2ha. |
Ông Hiệp cũng cho rằng một trong những vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện cải tạo chung cư cũ hiện nay là chưa có hướng dẫn để tùy cho chủ đầu tư thương lượng với bà con cư dân. Về vấn đề này ông Hiệp nêu ý kiến: “Cái khó nhất của dân ở các khu chung cư cũ hệ số đền bù là bao nhiêu 1,8; 1,9; 2; 2,1; 2,3…đều có khoảng rất rộng. Nên chúng tôi cho rằng nên có một sườn với những hướng dẫn để các cơ quan địa phương có sườn trên cơ sở đó họ có thể quan sát. Nếu chiều cao tầng được từ 25-30 tầng thì chủ đầu tư nên thỏa thuận với bà con từ 2 – 2,2. Còn nếu dưới 25 tầng nên từ 1,5- 1,8….và chi phí di dời là 5 triệu hay 6 triệu… Ít ra phải có cái sườn, cái khung để các doanh nghiệp đối chiếu vào thực hiện”.
Lãnh đạo run khi dân ở chung cư cũ nát
Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, yêu cầu cải tạo chung cư cũ đã được Chính phủ đặt ra từ 18 năm trước. Hiện trên toàn thành phố có 76 khu chung cư cũ với 1.597 tòa nhà và hơn 200 địa điểm chung cư rời lẻ của các Bộ ban ngành đã được bán theo Nghị định 61.
“Trong vòng 15 năm qua, thành phố mới cải tạo được 14 tòa nhà chung cư (chưa đến 1%), đây là một vấn đề bức xúc”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch TP bày tỏ, thực sự là lãnh đạo thành phố rất run khi người dân ở những khu chung cư rất cũ nát. Nếu chẳng may thiên tai địch họa thì sẽ có những vấn đề khôn lường. Chúng ta cảm thấy bình an thế thôi nhưng chẳng may có vấn đề gì liên quan đến thiên tai địch họa là điều rất đáng lo. Các nước đã có bài học rồi, làm sao mà lường được hết những chuyện đó.
Do vậy, theo ông Chung thời gian tới, Hà Nội không đánh giá mức độ nguy hiểm của các tòa nhà làm tiêu chí cải tạo chung cư cũ mà lấy thời hạn sử dụng làm nguyên tắc để xây dựng lại.
Trước đó, ngày 25/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định di dời 3 khu tập thể cũ: nhà G6A Thành Công, khu A tập thể Ngọc Khánh và nhà tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị). Theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư được UBND TP Hà Nội công bố đơn nguyên 1, 2 nhà G6A Thành Công, nhà A Ngọc Khánh thuộc mức độ nguy hiểm độ D.
Hồng Khanh