Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật_kết quả mu mới nhất

 Tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 10,ăngcườngcôngtáctuyêntruyềnphổbiếnphápluậkết quả mu mới nhất Quốc hội (QH) khóa XIII, cử tri kiến nghị: QH đã biểu quyết và thông qua Hiến pháp năm 2013, sau đó đã ban hành, sửa đổi nhiều luật cho phù hợp với Hiến pháp mới. Cử tri kiến nghị các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các dự thảo luật được ban hành mới, các dự thảo luật được sửa đổi để người dân được biết...

Bộ Tư pháp trả lời tại Công văn số 2262/BTP-VP ngày 7-7-2016 như sau: Những năm qua, nhất là sau 3 năm triển khai thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), công tác PBGDPL đã được các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm, chú trọng, thiết thực và hiệu quả hơn. Sau mỗi kỳ họp, QH, Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ, Bộ Tư pháp đều chủ trì hoặc phối hợp tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến; có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý và tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân. Hầu hết các luật, pháp lệnh, nghị định mới ban hành đều được đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương. Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến hiệu quả đã được áp dụng, nhất là qua phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng, mạng lưới loa truyền thanh cơ sở, báo chí, Công báo trong tủ sách pháp luật… Vì vậy, mọi người dân, cán bộ, công chức đều dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng pháp luật khi tham gia các quan hệ xã hội. Qua theo dõi, nhiều bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, chính quyền tăng cường tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân, nhất là quán triệt, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành dưới hình thức hội nghị trực tuyến.

Tuy nhiên, đúng như cử tri phản ánh, do điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, nhiều địa phương nguồn thu nhập thấp, chưa tự cân đối được ngân sách, trong khi nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương rất eo hẹp nên chưa dành nhiều kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả triển khai công tác này. Công tác PBGDPL mới chủ yếu triển khai đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mà chưa đến được với đông đảo người dân, nhất là nhóm đối tượng đặc thù, tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Tư pháp sẽ chú trọng đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác PBGDPL chuyên ngành của bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, bảo đảm có sự kết hợp, lồng ghép giữa các nguồn lực; tăng cường các biện pháp đối thoại, tháo gỡ những vướng mắc về chính sách, pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.

Bộ Tư pháp đề nghị cử tri tiếp tục quan tâm, tăng cường giám sát việc thực hiện trách nhiệm PBGDPL của chính quyền địa phương, nhất là cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ PBGDPL chuyên ngành và trong thực hiện pháp luật về PBGDPL. Cử tri cần tích cực tự giác, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật và tham gia PBGDPL cho nhân dân; có ý kiến để đại biểu QH, đại biểu HĐND tăng cường giám sát thực hiện công tác PBGDPL; kiến nghị chính quyền địa phương, các cơ quan có thẩm quyền có giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL phù hợp với đặc thù địa phương và bố trí đủ các điều kiện và nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, các điều kiện bảo đảm để triển khai thật tốt công tác PBGDPL.