您现在的位置是:Fabet > Cúp C2

Thần dược phòng the quái đản của vua Trung Hoa_vợ phil foden

Fabet2025-01-26 02:33:57【Cúp C2】0人已围观

简介Tin thể thao 24H Thần dược phòng the quái đản của vua Trung Hoa_vợ phil foden

Tiết lộ gây sốc về những thần dược quái đản phòng the của các vua chúaTrung Hoa,ầndượcphòngthequáiđảncủvợ phil foden lấy thú vui săn bắn để tăng cườngsinh lực.

Những ai yêu thích các bộ phim dã sử Trung Quốc chắc hẳn đều không ít lần thắc mắc tại sao các hoàng đế lại ưa thích săn bắn như vậy. Hầu như bộ phim nào lấy đề tài về triều đình phong kiến cũng có cảnh vua cùng đám cận thần đeo súng, cung nỏ, phi ngựa vào rừng săn bắn thỏ, hươu, nai… Thật ra, săn bắn còn được xem là một phương pháp để hoàng đế tăng cường bản lĩnh phòng the.

Hoàng đế bị phế truất về quê trên chiếc xe trâu

Tương truyền, Lưu Hạ - vị hoàng đế được mệnh danh là “hoang dâm kỷ lục” trong lịch sử Trung Hoa thường sử dụng cách đi săn để bồi bổ cơ thể. Lưu Hạ tức Xương Ấp Vương (92 TCN - 59 TCN) là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, chỉ tại vị 27 ngày vào năm 74 TCN. Lưu Hạ là cháu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, một ông vua được coi là có hùng tài đại lược, nổi tiếng là anh minh của triều đại Tây Hán.

{keywords}

Ảnh minh họa: Các cung tần mỹ nữ phục vụ hoàng đế Trung Hoa.

Tuy nhiên, những câu chuyện về sự hoang dâm vô độ của Lưu Hạ lại như một bức tranh đối nghịch và mỉa mai đối với bảng thành tích chói lọi gắn liền với người ông hiền minh của mình. Từ trước khi lên ngôi, vị hoàng đế này thường tổ chức các cuộc săn bắn để lấy máu thú rừng, chủ yếu là hươu phục vụ cho sở thích hoang dâm cùng gái đẹp.

Năm lên năm tuổi, Lưu Hạ tập ấm tước phong của cha mình, được phong làm Xương Ấp Vương. Lưu Hạ có thể nói là một điển hình của những cậu ấm con nhà giàu, sống trong nhung lụa, bạc vàng nhưng thất học. Hành vi của Lưu Hạ vô cùng bừa bãi và quái đản, thậm chí là hoang đường.

Năm Nguyên Bình thứ nhất, tức năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế mới chỉ 21 tuổi đã mắc bạo bệnh qua đời. Năm đó, Hoàng hậu Thượng Quan mới chỉ 15 tuổi, vẫn chưa kịp sinh cho Chiêu Đế người con trai nào để nối dõi. Những phi tần khác của Chiêu Đế cũng chưa có ai sinh được con trai hay con gái.

Ai sẽ là người kế thừa ngai báu trở thành vấn đề đau đầu đối với triều đình và tông thất nhà Hán. Lúc bấy giờ, trong số những người con trai của Hán Vũ Đế, chỉ còn một mình Quảng Lăng Vương Lưu Tư là còn sống. Các đại thần trong triều vì thế chủ trương lập Lưu Tư lên ngôi Hoàng đế. Tuy nhiên, Đại tướng quân, Đại tư mã Hoắc Quang không đồng ý, nói rằng Lưu Đường là kẻ quá bừa bãi, phóng túng, không phải là người có thể đảm đương tốt được vai trò của một hoàng đế.

Sử sách chép rằng, sau khi Hán Vũ Đế băng hà, Hoắc Quang được phong làm Phụ mệnh Đại thần, phò trợ Hán Chiêu Đế. Vì thế, ý kiến của Hoắc Quang rất có trọng lượng. Gần như thời bấy giờ, mọi người đều nhìn sắc mặt của Hoắc Quang mà làm việc. Sau khi bàn bạc, các quan đại thần đều thống nhất quyết định lập Xương Ấp Vương Lưu Hạ lên ngôi.

Lưu Hạ có thể nói là một kẻ ham chơi và phóng đãng bậc nhất thiên hạ. Khi Hán Vũ Đế chết, Lưu Hạ vẫn tổ chức đi săn, mở tiệc. Theo quy định lúc bấy giờ, đó là một tội chết.

Dưới trướng của Lưu Hạ có một quan Trung Úy tên là Vương Cát, nhân sự việc này hết lời can ngăn Lưu Hạ. Lưu Hạ nghe xong, tặng cho Vương Cát rượu thịt rồi hứa rằng, nhất định sẽ sửa đổi. Tuy nhiên, sau đó, mọi việc lại vẫn đâu vào đấy. Ngoài Vương Cát, Lưu Hạ còn một trung thần khác là Trung thư lệnh Cung Toại.

Cung Toại thấy Lưu Hạ suốt ngày ăn chơi, hết sức khuyên can Lưu Hạ. Lưu Hạ thấy Cung Toại suốt ngày lải nhải bên tai mình, quả là phiền phức, vì vậy, mỗi khi thấy Cung Toại đến, Lưu Hạ lại bịt tai chạy ra ngoài, vừa chạy vừa nói: “Trung thư lệnh thật là biết cách làm cho người ta phải xấu hổ”.

Sau đó, nhân một lần cao hứng, Lưu Hạ đồng ý cho Cung Toại tuyển chọn hơn 10 người học hành giỏi giang tới hầu Lưu Hạ đọc sách, giảng giải lễ nghĩa. Tuy nhiên, chẳng được mấy ngày, Lưu Hạ lại lao vào những cuộc ăn chơi, yến ẩm, ra lệnh cho đuổi hết những người này về quê.

Hoắc Quang không ngờ mình lại đưa một kẻ phóng đãng, ngu xuẩn như vậy lên ngôi Hoàng đế, vừa giận dữ vừa hối hận. Tuy nhiên, giờ đây Lưu Hạ đã là Hoàng đế, chuyện thay đổi không thể nóng vội. Vì thế, vào ngày thứ 27 kể từ khi Lưu Hạ tức vị, Hoắc Quang cho tập hợp toàn bộ văn võ bá quan tới cung Vị Ương, cùng họ thảo luận chuyện phế bỏ Lưu Hạ.

Sau đó, Hoắc Quang lại sai một thái giám từng làm tới chức thị trung thời Hán Chiêu Đế tới hầu hạ và giám sát Lưu Hạ rồi căn dặn: “Nhất định phải canh giữ cẩn thận phòng khi Lưu Hạ bị hại hoặc tự sát. Như thế, ta sẽ trở thành kẻ giết vua”.

Lúc bấy giờ, Lưu Hạ vẫn chưa biết chuyện gì, bèn hỏi những người hầu mới của mình: “Quần thần trước đây của ta phạm phải tội gì? Vì sao Đại tướng quân lại bắt họ nhốt lại như vậy?”. Mãi tới khi thái hậu hạ chỉ triệu kiến, Lưu Hạ mới thực sự sợ hãi nói: “Ta phạm phải tội gì? Vì sao Thái hậu lại muốn gặp ta?”. Tới lúc gặp Thái hậu, Lưu Hạ mới biết, mình bị phế truất khỏi ngôi vị Hoàng đế.

Lưu Hạ mới chỉ ngồi trên ngai vàng vỏn vẹn 27 ngày, đến niên hiệu cũng chưa kịp đặt đã bị phế truất. Thế là, chỉ sau 27 ngày giong trống mở cờ, lên ngôi Hoàng đế, Lưu Hạ lại bị đuổi về Xương Ấp Quốc. Tuy nhiên, khác với chiếc xe long trọng đón Lưu Hạ trước đây, lần này trở về, Lưu Hạ chỉ được ngồi trên một chiếc xe trâu.

Uống máu thú để tăng cường “xung trận”?

Sách Hán Thư có chép: “Lưu Hạ chỉ giữ ngọc tỉ 27 ngày nhưng đã làm tổng cộng 1.127 chuyện hoang dâm tày đình, bình quân mỗi ngày làm 4 việc bừa bãi”. Trong lịch sử hậu cung Trung Quốc, chưa có ông vua nào lại tại vị trong thời gian ngắn ngủi như vậy và càng không có vị Hoàng đế nào bì kịp với mức độ hoang dâm vô độ của vị Hoàng đế thứ 9 triều Tây Hán này…

Thường ngày, Lưu Hạ ở nơi đất phong của mình sống cuộc sống xa xỉ, hoang dâm. Bất kể là khi ông mình là Hán Vũ Đế băng hà hay Hán Chiêu Đế qua đời, Lưu Hạ không mảy may để ý tới, ngược lại, y vẫn như thường ngày, tổ chức săn bắn, yến tiệc, ca hát vui đùa, hưởng lạc. Việc một kẻ vô học, chỉ thích ăn chơi, phóng đãng như Lưu Hạ có thể ngồi lên được ngai vàng của Hoàng đế là câu chuyện hài kịch đầy sự mỉa mai.

Suốt 27 ngày trị vì đất nước, Lưu Hạ cũng chẳng bao giờ cùng các đại thần bàn luận việc triều chính mà đem toàn bộ thuộc hạ phục vụ việc săn bắn, ăn chơi. Nhiều người tin rằng, chính nhờ sở thích săn bắn và uống máu thú rừng mà Lưu Hạ mới luôn giữ được bản lĩnh trong các cuộc ăn chơi trác táng như vậy.

Tuy nhiên, nói về việc này, theo giải thích của các bác sĩ, một số loài động vật như rắn sẽ có một thời kỳ mang hàm lượng độc tố cao trong máu. Chính vì vậy, người uống huyết động vật cũng vô tình đưa độc tố vào cơ thể mình. Những người bị viêm lợi, viêm hầu họng, xuất huyết đường tiêu hóa… độc tố dễ ngấm vào máu hơn. Nếu hàm lượng chất độc nhỏ sẽ gây kích thích tim, hoại tử các vết thương, các điểm bị viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng kỵ khí; hàm lượng chất độc lớn có thể gây tử vong.

Ngoài ra, trong máu động vật còn có nhiều loại vi khuẩn ký sinh như tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus Aureus), vi khuẩn salmonella, vi khuẩn shigella và các loại vi-rút gây bệnh mà các loại rượu có nồng độ cồn từ 29 - 400, nhất là khi đã ngâm hoặc pha huyết rắn, không thể diệt được độc tố, vi khuẩn có trong các loại máu.

“Về phương diện y học thì chưa có cơ sở nào cho thấy, máu động vật có tác dụng trong việc tăng cường sinh lý con người. Thực tế, trong máu tươi một số loài có chứa vi khuẩn gây bệnh rất nguy hiểm. Chính vì vậy, người dân không nên nghe theo những quan niệm được thổi phồng mà làm hại chính sức khoẻ của mình”, bác sĩ Nguyễn Công Doanh, Trưởng khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Bạch Mai cho biết.

Lương y Nguyễn Đăng Thành cho rằng, trong y học cổ truyền, thức ăn và con người đều được chia thành hai loại: “Nóng” và “lạnh”. Để có sức khỏe và cơ thể tốt, con người cần phải cân bằng được hai phần này. Máu hươu có tính nhiệt, vì thế sẽ không tốt cho những người có cơ địa nóng. Uống huyết tươi một số loài động vật như hươu, dê, rắn… có thể có tác dụng tức thì trong việc tăng cường sinh lý.

Tuy nhiên, tác dụng cũng không là bao và không hề có hiệu quả lâu dài. Trong Đông y, các sử liệu ghi lại cũng không có bài thuốc nào sử dụng vị huyết động vật cả. Việc nhiều người tin tưởng tác dụng bổ thận, tráng dương của máu động vật có lẽ là do tin vào tin đồn trong dân gian, không hề có cơ sở khoa học.

(Theo ĐSPL)

很赞哦!(6)