Xác định giải pháp trọng tâm, đột phá hoàn thành các mục tiêu năm 2023_tỉ số nauy

Thủ tướng Phạm Minh Chính khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2023.

Ngày 4/11,ácđịnhgiảipháptrọngtâmđộtpháhoànthànhcácmụctiêunătỉ số nauy tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia và một số nội dung quan trọng khác.

Dự Phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo một số Ban của Đảng và Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết tháng 10 vừa qua đi với rất nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, hoạt động đối ngoại sôi động…

“Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước mong muốn và kỳ vọng nhiều hơn nữa đối với Chính phủ và thành viên Chính phủ. Do đó, Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn nữa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân,” Thủ tướng yêu cầu.

Cũng trong tháng 10, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi với các yếu tố rủi ro gia tăng về cả kinh tế, chính trị, xã hội, tác động lớn trên quy mô toàn cầu như hậu quả dịch COVID-19 kéo dài; xung đột tại Ukraine và tại Dải Gaza khó đoán định; lạm phát ở nhiều nước vẫn neo ở mức cao; biên độ giá cả lương thực và năng lượng dao động lớn; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm; nợ công toàn cầu tăng mạnh; kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đều…

Ở trong nước, triển khai các nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế chịu “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, nhờ có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 tiếp tục đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, duy trì xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, cơ bản đạt mục tiêu tổng quát.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.

An sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc.

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023, để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023 như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo là “Năm 2023 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2022” còn rất nhiều việc phải làm.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ đánh giá tình hình, phân tích kỹ kết quả, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đặc biệt là đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đột phá, trọng tâm để phấn đấu đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023 như đã đề ra.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 3,6% so với cùng kỳ, bình quân 10 tháng tăng 3,2%.

Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 86,3% dự toán năm. Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 10 tăng 5,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ về tỷ lệ và số giải ngân tuyệt đối.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều khởi sắc. Sản xuất công nghiệp tăng khá; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 4,1% so với cùng kỳ (trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9%), nhiều địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi hoặc duy trì đà tăng nhanh.

Khách quốc tế đến nước ta tháng 10 đạt 1,1 triệu lượt người, tính chung 10 tháng đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ.

Trong tháng 10, có hơn 15.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 5.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tính chung 10 tháng, có trên 183.600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện 10 tháng ước đạt 65,8% kế hoạch, tăng 22,6%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 10 tháng đạt hơn 25,76%, tăng 14,7%; FDI thực hiện 10 tháng đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4%.

Nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Công tác an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả; bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân. Thị trường lao động tiếp tục phục hồi, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 10 tăng so với tháng trước.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được đẩy mạnh; tích cực, chủ động chuẩn bị, bảo đảm tiến độ, chất lượng các báo cáo, đề án, dự án Luật, Nghị quyết trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII và Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường; kỷ luật, kỷ cương hành chính và hoạt động công vụ được tiếp tục chấn chỉnh. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoạt động đối ngoại được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả và đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi và cơ hội mới cho phát triển kinh tế-xã hội và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức như: tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; lạm phát vẫn chịu nhiều sức ép; thu ngân sách Nhà nước giảm so cùng kỳ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; nhiều cơ quan, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình; thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển… diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về người và tài sản; tai nạn giao thông, cháy nổ, tình hình tội phạm ở một số địa bàn; bạo lực học đường…

Tại Phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận đánh giá tình hình, nêu rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; giải pháp trọng tâm, đột phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

Theo TTXVN