Ít áp lực bài tập về nhà, Thái Lan trở thành điểm đến của du học sinh Trung Quốc_tỷ lệ kèo 888
Với việc Trung Quốc tăng cường giám sát giáo dục,ÍtáplựcbàitậpvềnhàTháiLantrởthànhđiểmđếncủaduhọcsinhTrungQuốtỷ lệ kèo 888 bao gồm cả các trường quốc tế và tư thục, một số phụ huynh nước này đang muốn cho con đi du học ở độ tuổi sớm hơn.
Các trường quốc tế ở Nhật Bản và Singapore đều là những lựa chọn phổ biến, hay các trường tư thục ở Anh cũng vậy. Tuy vậy, Thái Lan đang trở thành lựa chọn đối với những gia đình có ngân sách hạn chế hơn cũng như không muốn con cái đi học quá xa.
Ngày càng nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc mong muốn con mình học tại các trường quốc tế ở Thái Lan do ít áp lực bài tập về nhà, ít gặp vấn đề "học vẹt" hay ít hơn những cuộc điện thoại căng thẳng từ giáo viên.
Bên cạnh đó, các lớp học được thiết kế giảng dạy bằng Tiếng Anh, khí hậu Thái Lan dễ chịu hơn và nhiều cơ hội cho trẻ em vui chơi bên ngoài.
Theo số liệu từ The South China Morning Post, ước tính đã có khoảng 20.000 trẻ em từ Trung Quốc đã đến Thái Lan giai đoạn trước đại dịch Covid-19.
Một bài báo gần đây trên ThePaper.cn kể về một trường hợp người mẹ chuyển đến thành phố Chiang Mai ở miền bắc Thái Lan vào năm 2021 để cho đứa con 7 tuổi theo học tại một trường quốc tế ở đó.
Theo người mẹ này, cô đã từng cho con gái học tại một trường tiểu học tại Trung Quốc, nhưng áp lực quá lớn khiến gia đình quyết định rời đi sau một năm.
“Con tôi chỉ mới học lớp một nhưng đã phải học thuộc lòng những bài thơ truyền thống mà bé không thể hiểu được” - người mẹ nói.
Ngoài ra, những khía cạnh khác của cuộc sống học đường mà cô không thích bao gồm các cuộc gọi thường xuyên từ giáo viên phàn nàn về những điều nhỏ nhặt như con gái cô mơ mộng trong lớp, hoặc những lời nhắc nhở liên tục kiểm tra bài tập về nhà.
Người mẹ này cho biết một điều cô thích ở trường quốc tế tại Thái Lan là ít tập trung vào các kỳ thi hơn, và điểm của con gái cô không được công khai như ở Trung Quốc. Do vậy, cô đã cân nhắc chuyển con gái sang một trường quốc tế ở Thái Lan vì học phí rẻ hơn nhiều so với mức 100.000 nhân dân tệ (14.467 USD) ở Trung Quốc.
Một lý do khác khiến cô quyết tâm chuyển trường cho con là vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc cũng đang chuẩn bị một cuộc đánh giá lớn đối với các trường tư thục, yêu cầu họ phải đưa chương trình giảng dạy của mình phù hợp hơn với chương trình giảng dạy của trường công.
Kể từ đó, nhiều bậc cha mẹ đăng ký cho con học tại các trường quốc tế ở Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế ở nước ngoài.
Trở ngại lớn nhất của quá trình chuyển dịch đó là các biên giới của Trung Quốc hầu như bị đóng cửa do chính sách Zero COVID (Không COVID) và yêu cầu kiểm dịch đối với bất kỳ ai quay trở lại Trung Quốc. Vé máy bay cũng đắt do khan hiếm chuyến bay đến nhiều điểm đến ở nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với phụ huynh của những đứa trẻ Trung Quốc học ở Chiang Mai, việc cho con quay trở lại hệ thống giáo dục nhà nước sẽ gặp nhiều vấn đề hơn. Mỗi năm, các em lại tụt hậu xa hơn so với các bạn cùng lứa trong các môn học như Văn học Trung Quốc và Toán học.
Nhưng đó là sự đánh đổi mà các phụ huynh đã cân nhắc dựa trên những lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí, cũng như học tập tại một môi trường sáng tạo và rèn tư duy phản biện như ở trường quốc tế tại Thái Lan.
Dù vậy, họ vẫn có những lo lắng khi con cái có thể cảm thấy nhớ nhà, hoặc sau này khó hòa nhập vào một thị trường việc làm cạnh tranh gay gắt như Trung Quốc.
Bảo Huy(Theo WeekinChina)