Trường tuyên bố phá sản sau khi thu 7,2 tỷ tiền học phí đầu năm_vô địch tây ban nha

Ngày 11/9,ườngtuyênbốphásảnsaukhithutỷtiềnhọcphíđầunăvô địch tây ban nha tờ Sohuđưa tin một trường mầm non tư thục ở huyện Long Hồ, TP Tân Trịnh, Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc), tuyên bố phá sản vì không đủ kinh phí hoạt động. Trước đó, đầu tháng 9, trường tổ chức thu học phí của hơn 300 học sinh, ước tính số tiền lên đến 2,2 triệu NDT (7,2 tỷ đồng). 

Theo đó, phụ huynh tiết lộ: "Ngày 1/9, chúng tôi đưa con đến trường đăng ký và đóng học phí. Đến sáng 4/9 - trước ngày khai giảng, trường tuyên bố phá sản vì không đủ kinh phí hoạt động". Vụ việc xảy ra khiến nhiều người bất ngờ, phẫn nộ. 

Phần lớn họ đều đặt ra câu hỏi tiền học phí 2,2 triệu NDT (7,2 tỷ đồng) của 300 học sinh sẽ đi đâu. Nhiều phụ huynh bày tỏ mong muốn trường hoàn trả học phí. 

Trước sự việc gây nhiều ồn ào, đại diện nhà trường thẳng thắn chia sẻ vốn đầu tư bị "đứt gãy", nên không đủ tiền trả lương cho giáo viên. Do đó, trường buộc phải thông báo đóng cửa. 

Trường tuyên bố phá sản sau khi thu 7,2 tỷ tiền học phí đầu năm. Ảnh minh họa: Sohu

Chia sẻ với phụ huynh, hiệu trưởng nhà trường cho biết cảm thấy xấu hổ vì điều này. "Tôi rất tiếc vì phải đưa ra thông báo đóng cửa trường học. Nguyên nhân, một phần đến từ việc số lượng học sinh mới ít hơn năm ngoái. 

Ngoài ra, trường đã áp dụng chính sách giảm học phí để tăng sự cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng trường không đủ kinh phí hoạt động và trả lương giáo viên, nên phải bù lỗ nhiều", đại diện trường chia sẻ khó khăn.

Sau khi hiệu trưởng đưa ra lời giải thích, nhiều phụ huynh vẫn không hài lòng. Họ cho rằng bị lừa bởi trước khai giảng vài ngày, trường vẫn tổ chức thu học phí và nhận học sinh. 

Bên cạnh đó, đại diện trường cũng thừa nhận sai trong quá trình quản lý. "Tôi thành thật xin lỗi phụ huynh. Tôi cam kết sẽ ổn định hoạt động của trường để trẻ có thể tiếp tục đến lớp", hiệu trưởng trường khẳng định.

Để trấn an tinh thần phụ huynh, người này nói thêm cố gắng tìm nhà đầu tư giải cứu, đủ vốn mọi vấn đề đều được giải quyết. Trường hợp không thể huy động được vốn đầu tư, các cơ quan khẳng định sẽ có biện pháp để nhà trường sớm hoàn trả học phí cho phụ huynh. 

Không đủ kinh phí duy trì hoạt động, thậm chí trên bờ vực phá sản nhưng trường vẫn cố tình thu học phí đầu năm khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Họ đều lên tiếng cho rằng trường làm thế này không khác nào lừa dối phụ huynh.

Một phụ huynh chia sẻ: "Tôi đã phải đóng hơn 6.000 NDT (19 triệu đồng) tiền học phí nhưng con chưa kịp đi học ngày nào trường đã thông báo đóng cửa". 

Phụ huynh khác cho rằng không còn đủ niềm tin vào nhà trường, mong được hoàn tiền để cho con đi học nơi khác. 

Sau khi tuyên bố đóng cửa, phụ huynh còn phát hiện thời gian qua trường chưa thanh toán lương và tiền thuê nhà cho giáo viên. Thậm chí, khoản nợ của người bán rau hơn 50.000 NDT (165 triệu đồng) cũng chưa được trường chi trả.

Đại diện địa phương cho biết đang phối hợp với các cơ quan để làm rõ sự việc. Hiệu trưởng nhà trường cũng đã bị bắt nhằm phục vụ quá trình điều tra. 

Hiện tại, chính phủ nước này đưa ra giải pháp tạm thời gửi hơn 300 trẻ vào các trường mẫu giáo khác quanh khu vực. "Trường hợp, phụ huynh chọn trường mầm non khác cho con, phòng giáo dục sẽ phối hợp để giảm học phí", đại diện chính quyền khẳng định.