Nhận định về nguy cơ xâm nhập của biến thể mới Omicron,ầnsớmtiêmmũivắkết quả tỷ số cúp fa TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng không thể xem thường. Theo tính tóan của ông, nếu không có sự xuất hiện của biến thể mới, TP.HCM có thể sẽ giảm ca nhiễm Covid-19 mới vào giữa tháng 12.
Lý do là khi đó, tỷ lệ vắc xin đạt độ phủ cao hơn và di biến động dân cư ổn định.
“Tuy nhiên, nếu sơ sảy, chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta lại bước vào một làn sóng dịch mới”, TS Hùng cảnh báo.
Vắc xin và 5K vẫn là khuyến cáo cao nhất trước biến thể Omicron. |
Còn quá sớm để hiểu về biến thể mới Omicron, do đó, vắc xin và 5K vẫn là khuyên cáo cao nhất của ngành y tế và TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngại, Omicron được cho là có khả năng lây lan rất cao, sẽ tấn công những đối tượng nguy cơ, chưa được tiêm vắc xin hoặc vắc xin giảm hiệu lực.
Thực tế, TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 đợt đầu tiên vào tháng 3/2021 cho lực lương y tế tuyến đầu. Mũi 2 cũng nhanh chóng được thực hiện cho lực lượng này sau 6 tuần. Kế hoạch tiêm mũi 3 của TP dù đã được đề xuất từ rất sớm, nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.
Tại Việt Nam, tỉnh Đồng Nai là địa phương đầu tiên triển khai mũi tăng cường cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Theo PGS TS BS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y Dược TP.HCM, nếu có đủ vắc xin ngừa Covid-19, việc tiêm ngừa mũi 3 cho người cao tuổi, người có bệnh nền, hay người làm việc ở môi trường nguy cơ cao ... tại TP.HCM là ưu tiên cao nhất.
Bên cạnh đó, vì khó khăn trong nguồn vắc xin nhập khẩu, nên việc tiêm tăng cường mũi 3 cần dựa vào lượng vắc xin sẵn có của địa phương.
"Nếu địa phương còn nhiều người cao tuổi chưa được tiêm mũi 2 thì nên ưu tiên phân bổ vắc xin cho những đối tượng này trước. Sau đó, tiến hành tiêm mũi 3 cho người cao tuổi, người có nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu", PGS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.
Trong khi đó, Thượng tá Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 lưu ý, việc tiêm mũi 3 nên thực hiện nếu mũi 2 đã đủ thời gian từ 6-8 tháng. “Người dân không nên tiêm vì sợ hãi mà cần bình tĩnh xem xét thời gian hoàn thành mũi 2 của mình, đừng dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể rồi.. vội vã đi tiêm vì thấy chưa đủ chỉ số”, ông khuyến cáo.
Cũng theo Thượng tá Vũ Đình Ân, ông từng gặp nhiều trường hợp nhân viên y tế tại bệnh viện có kháng thể thấp nhưng chưa nhiễm bệnh, trong khi đó một vài người kháng thể lên trên 400 vẫn mắc Covid-19.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết biến thể Omicron không chỉ xuất hiện ở Nam Phi mà đã lan đến hơn 10 quốc gia khác. Do biến thể còn quá mới, giới khoa học cần thời gian nghiên cứu chính xác về độc lực học của Omicron cũng như các đặc điểm của biến thể này. Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy tốc độ lây lan của dịch bệnh nơi có biến thể này xuất hiện đang tăng nhanh.
“Vắc xin và 5K vẫn là phương án phòng vệ cần thiết nhất lúc này”, các bác sĩ đồng thuận.
Thực tế, TP.HCM đã đề xuất kế hoạch tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19 gửi đến Bộ Y tế từ đầu tháng 11. Mặc dù đây là vấn đề rất được quan tâm, nhưng thời điểm này, TP.HCM cần tập trung bao phủ vắc xin mũi 2 cho người dân và trẻ em từ 12-17 tuổi. Vì vậy, vẫn chưa thể triển khai, chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong khi đó, TP khuyến cáo, người dân phải thay đổi thói quen để đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt. Mở rộng ra, người dân cần chấp hành 5K, giảm tụ tập, giảm thói quen la cà bạn bè. Đồng thời, Sở Y tế được giao trách nhiệm thường xuyên theo dõi các chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan đến biến chủng Omicron.
Linh Giao
Nhà virus học Alex Sigal nhận định: "Đây có lẽ là loại virus đột biến nhất mà chúng ta từng biết". Ông cảnh báo, nếu châu Phi còn chậm trễ trong việc tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến.