Chiều tối 21/2,ụbácsĩgiảvàokhuđiềutrịFBácsĩgiảNguyễnQuốcKhiêmnóigìty so mexico Nguyễn Quốc Khiêm cho biết, hiện tại mình làm công việc kinh doanh.
Không nhớ hết y lệnh, giấy tờ đã ký
“Trước đây, em có học y khoa nhưng bỏ ngang do kinh tế gia đình (Khiêm cho hay trước học ngành y bên Đại học Hồng Bàng, sau học Đại học Y Dược. Nhưng đại diện Trường Y Dược xác nhận không tìm thấy dữ liệu liên quan đến Khiêm). Sau đó, em tham gia chống dịch vào ngày 13/7/2021, tại khu cách ly trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM”, Khiêm nói.
Khiêm cho biết, đã nhận thức được cái sai khi chưa có bằng cấp nhưng lại ký giấy. “Tuy nhiên, trước khi ký giấy, em có trao đổi với trưởng khu cách ly, chị đó đồng ý, em mới ký vào biên bản”, Khiêm tiếp.
Khiêm thông tin, vụ việc của mình đã bị vỡ lở, tạo ra một sự “lùm xùm” ở khu cách ly.
“Em đã biết lỗi sai của mình, em chưa có gì hết nhưng dám làm vấn đề đó. Em mong tất cả người dân ở quận 12 có thể bỏ qua cho em”, Khiêm nói. Người này cho biết, bây giờ đã không còn làm gì liên quan tới nghề nữa, tất cả những chứng từ hay giấy tờ liên quan đã hủy, đốt hết.
Khiêm thừa nhận việc mình đã giả làm thạc sĩ, bác sĩ.
Trả lời câu hỏi tại sao lại ký các giấy tờ tại khu cách ly và đề tên là BS. Ths Nguyễn Quốc Khiêm thì Khiêm nói: “Do khu cách ly đang thiếu người, chưa có bác sĩ chính; tình hình nguy kịch của bệnh nhân nên em ký cho họ được chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện quận 12. Em chưa có bằng mà ký, đó cũng là một cái sai rất lớn của em”.
Khiêm nói không nhớ số lượng giấy tờ mà mình đã ký. “Em chỉ nhớ có ký biên bản hội thảo tử vong chung với một bác sĩ chính và bốn tờ chuyển viện. Tuy nhiên, trước khi ký, em đã xin người quản lý khu cách ly”, Khiêm xác nhận.
Người này cũng nói rằng đã lấy danh nghĩa là sinh viên để đăng ký đi tình nguyện ở Đại học Y dược TP.HCM. “Em đăng ký theo diện sinh viên, tham gia lấy mẫu test Covid-19, lấy ven và hỗ trợ cơm nước chung với mấy bạn tình nguyện thôi chứ không tham gia điều trị. Em muốn đóng góp gì đó cho công tác chống dịch, thiện nguyện”, Khiêm giải thích.
Khiêm xác nhận lúc mình tới, khu cách ly chưa có bác sĩ chính.
Thẻ sinh viên mà Khiêm sử dụng để đăng ký đi tình nguyện.
Liên tục làm bác sĩ trong ba tháng
Khiêm đã làm tại trung tâm cách ly từ 13/7 đến ngày 1/10. Khiêm cho biết lý do dừng là “những lùm xùm tại trung tâm cách ly và xin đi về để suy nghĩ về những việc mình đã làm”. Khiêm nói rằng sau đó trường có mời về làm việc.
Khiêm nói: “Em sai rất lớn vì đã mạo danh, làm cho mọi người mất lòng tin về em. Em đã không còn làm gì liên quan tới ngành nữa. Mong tất cả mọi người bỏ qua để em làm lại cuộc sống và kinh doanh”, Khiêm khẳng định.
Người này cũng thừa nhận việc làm giả giấy khen có logo của Bệnh viện Chợ Rẫy và một bảng điểm của Đại học Y dược. “Em không làm giấy tờ để trục lợi, để khám hay làm gì với bệnh nhân. Vì gia đình vẫn kỳ vọng vào em nên em làm gửi cho gia đình. Em cũng từng học y nên có kiến thức”, Khiêm tiếp.
Tuy nhiên, trước đó, Khiêm lại cho biết mình làm bằng khen giả để đánh bóng tên tuổi, đi khám cho bệnh nhân.
Khiêm vẫn cho rằng mình là sinh viên của Đại học Y dược TP.HCM và trước đó có theo học tại Đại học Hồng Bàng. “Tuy nhiên đã ngưng học từ trước dịch”, Khiêm nói.
Về phản ánh trong quá trình làm việc ở khu cách ly, Khiêm đã lấy tiền phí khám chữa bệnh, đi mua thuốc, vật tư… người này xác nhận có việc thu phí. Tuy nhiên, việc này là do bên thu chi làm.
Về thông tin mua thuốc, Khiêm khẳng định: “Em chỉ kết nối với các công ty dược thôi còn lại bao nhiêu thu chi hóa đơn... là bạn khác giữ hết. Nếu mua cái gì đó thì em đi cùng một bạn thủ quỹ. Bạn đó trả tiền chứ em không đụng. Tất cả thu chi đều có hóa đơn và bạn thủ quỹ phụ trách hết".
Riêng về phản ánh vận động Mạnh Thường Quân, Khiêm giải thích: “Người ta cho rau, dụng cụ, thiết bị y tế thì mấy bạn xài chung chứ em không mang về nhà, cũng không có vụ lợi gì”.
Về thông tin phản ánh mang vắc xin Covid-19 về nhà, Khiêm thừa nhận có. “Lúc đó, gia đình em chưa ai được tiêm vắc xin hết nên em xin Giám đốc Trung tâm y tế quận 12 một lọ Pfizer thôi. Em xin rõ ràng chứ không có lấy”, Khiêm nói.
Khiêm cũng phủ nhận thông tin một bác sĩ của Bộ Y tế xuống trung tâm cách ly để kiểm tra có thưởng tiền cho người này.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
Đại diện Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM cho rằng, tình nguyện viên chống dịch là vô cùng cần thiết và đáng quý. Tuy nhiên, các đơn vị phải quản lý được và đảm bảo an toàn cho người bệnh.