Trong tập đầu tiên của chương trình “Cha mẹ thay đổi” là câu chuyện của gia đình chị Nguyễn Thu Trang (40 tuổi,ườimẹbậtkhócvìcáchdạysailầmgâyranhiềutổnthươbảng xếp hạng đội bóng thế giới giảng viên Âm nhạc tại Hà Nội) trên hành trình thay đổi bản thân để dạy dỗ và yêu thương hai cô con gái là Cún (con gái út, 11 tuổi) và Nhím (con gái lớn, 21 tuổi).
Trong mắt của hai cô con gái, chị Trang là một người khó tính và rất hay nổi cáu. Chị luôn muốn các con phải học hành thật nghiêm túc theo đúng ý mình. Điển hình như việc học piano của Cún.
Cô bé 11 tuổi cho biết bản thân không hề thích học đàn nhưng vẫn buộc phải học vì bị mẹ bắt ép. Mỗi lần ngồi vào tập đàn, cô bé lại khóc. Những lần như thế, người mẹ lại tức giận mắng: “Con có định học nữa hay không học? Con học như thế à?”.
“Ban ngày con chỉ muốn đi học thôi, vì đi học dễ chịu hơn rất nhiều so với ở nhà. Buổi chiều về thì con chỉ mong mau mau đến tối thật nhanh để được nghỉ, không phải tập đàn" - Cún bày tỏ.
Còn với chị cả Nhím, càng lớn cô bé càng ít tâm sự với mẹ hơn. Chị Trang cho biết, Nhím luôn không chịu nghe lời khiến hai mẹ lúc nào cũng trong tình trạng rất căng thẳng. Có những lúc cảm giác không thể nào chịu nổi, chị đã đánh con.
Nhận xét về mẹ, Nhím cho biết: “Mẹ là một người cầu toàn, luôn mong muốn phải hơn nữa, hơn nữa. Nhưng mong muốn khi lên cao quá sẽ gây ra sự bực tức, khó chịu”.
Chị Trang luôn muốn Cún phải học piano theo đúng ý mình khiến mỗi lần ngồi học, cô bé lại khóc.
Khi nhận thấy mối quan hệ mẹ con trở nên báo động, chị Trang quyết tâm phải thay đổi mình.
“Mình cảm nhận được mình là người mẹ rất tệ. Mình đã gây cho con nhiều tổn thương. Con mình không biết đã bị “bỏng” đến cấp độ bao nhiêu nữa vì bị tổn thương quá nhiều lần. Mình có lẽ sẽ phải rất là kiên trì để chữa lành từng vết thương ấy”.
Chị Trang thú nhận bản thân đã kỳ vọng quá lớn vào con vì mong muốn con thật hoàn hảo. "Trước đây mình không hiểu tại sao con không trở nên hoàn hảo được. Bây giờ mình hiểu là vì con đã bị tổn thương quá nhiều, mà càng tổn thương nhiều thì càng không thể trở thành người hoàn hảo được. Trái lại, con càng trở thành người khó bảo, bướng bỉnh, thậm chí bất cần", chị Trang chia sẻ.
Mong muốn con được sống vui vẻ và tích cực hơn, chị đã học cách buông bớt kỳ vọng và không đòi hỏi sự hoàn hảo ở con.
Tuy nhiên, lúc này, chị Trang lại bắt đầu gặp phải vấn đề. "Mình không hiểu sao khi mình không cáu gắt với con nữa thì con lại hay gắt gỏng với mình nhiều hơn. Mình cảm thấy bất lực vô cùng, không muốn nặng lời với con nên chỉ biết nằm khóc".
Hai cô con gái đã chịu nhiều tổn thương từ cách dạy của mẹ
Trong buổi tiệc sinh nhật tuổi 40 của mình, chị Trang và các con đã thẳng thắn chia sẻ những quan điểm và cả những điều đã giấu trong lòng bấy lâu. Cún cho rằng, mẹ mới chỉ “nghe” chứ chưa “lắng nghe” lời các con nói.
“Con không cần mẹ tuyệt vời, cũng không cần mẹ hoàn hảo quá. Con chỉ có một mong ước nhỏ thôi là mẹ không làm điều gì khiến con đau buồn. Mẹ bảo con có năng khiếu đàn hơn năng khiếu vẽ nên mẹ bắt con phải học đàn. Nhưng mẹ không biết rằng năng khiếu cộng đam mê thì mới thành sứ mệnh”, Cún chia sẻ.
Còn Nhím cho rằng hai mẹ con đã nhiều năm không kết nối được với nhau nên trái tim dường như đã “đóng băng”. Cô không muốn chia sẻ với mẹ và cho rằng, ngày chỉ cần nói 1-2 câu với nhau là đủ.
Theo dõi câu chuyện của chị Trang và các con, GS. Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc) cho rằng, trong khi các con muốn mẹ hãy lắng nghe và cảm nhận những điều chúng cảm nhận thì chị Trang lại đang quá tập trung vào suy nghĩ của mình.
Nhận ra mấu chốt của vấn đề, chị Trang cảm thấy ân hận vì lâu nay đã làm tổn thương các con: "Tôi sẽ nghĩ nhiều hơn đến cảm xúc của các con. Tôi sẽ đồng hành và có nhiều hoạt động cùng con để các con có được cảm giác an toàn khi ở bên mẹ", chị Trang nói.
Chị Trang ôm con vào lòng - điều mà bấy lâu nay chị chưa làm được.
Sau một hành trình nỗ lực kéo dài 10 tháng, hai cô con gái đã nhận ra mẹ thay đổi.
“Mình rất sợ khi các con lớn lên ấn tượng về mẹ chỉ là nỗi buồn và sự uất hận”. Hai cô con gái không giấu được những giọt nước mắt xúc động khi nghe lời tâm sự của mẹ.
Chị Trang cho biết, trước đây bản thân chị nghĩ không thể nào ôm được con vào lòng vì rất lâu mẹ con không có sự gần gũi ấy. Nhưng chị sẽ lấy can đảm để ôm con, cho con sự ấm áp và yên tâm hơn, để sau này mỗi lần có vấp ngã gì thì người đầu tiên con muốn chia sẻ chính là mẹ.
Ôm cô con gái lớn vào lòng, chị Trang bật khóc vì đây là điều nhiều năm trời chị không làm được. “Ngày xưa còn bé mẹ ôm con suốt. Mẹ rất muốn ôm con nhưng bao nhiêu năm trời mẹ không làm được. Mẹ xin lỗi vì bao lần con buồn chán mà mẹ không hay biết. Mẹ không cảm nhận được sự tổn thương rất nhiều ở con”, chị Trang ân hận nói.
GS. Choi Sung Aie (Chủ tịch - Người sáng lập Hiệp hội Emotion coaching, Hàn Quốc) gợi ý, trong câu chuyện Cún không thích học đàn, chị Trang cần đưa ra các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu suy nghĩ và cảm xúc thật sự của con. “Mẹ nhớ là khi mẹ còn bé, mẹ đã rất ghét học vẽ. Cô giáo cứ bắt mẹ học để đạt được điểm cao hơn. Mẹ vẫn nhớ mẹ đã ghét học vẽ đến như thế nào. Nếu con không chơi piano nữa thì con có muốn làm cái gì khác không?” Sau đó gợi ý con để đưa ra phương hướng giải quyết. Mẹ có thể nói với con rằng: “Học âm nhạc sẽ giúp đời sống tinh thần của con phong phú hơn. Vậy nếu không phải piano thì con có muốn thử chơi một nhạc cụ nào khác không?” Cha mẹ nên để con tự quyết định và tự tìm ra cách giải quyết. Bố mẹ chỉ là người hỗ trợ, gợi ý, ví dụ: “Con có muốn thử xem là con có thật sự thích nó không? Mẹ sẽ rất vui nếu con thấy vui với những thứ mà con thích làm”. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng với ý kiến của con: “Vậy lần sau mẹ sẽ hỏi ý kiến của con trước khi đề nghị con làm gì đó nhé! Như thế con thấy có được không?” GS. Choi Sung Aie cho rẳng, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tôn trọng và hỏi ý kiến con mình. Và nếu đứa trẻ cảm nhận được là bố mẹ lắng nghe và tôn trọng chúng và cảm thấy được quan tâm thì đứa trẻ có được thành công và trưởng thành hơn. Đứa trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi làm những việc mà chúng mong muốn. |
Thúy Nga
Cha mẹ sẽ nói gì với con trong 9 tình huống này?
Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Thay vì ra lệnh và quát mắng, một sự lựa chọn hấp dẫn và có tính thuyết phục có thể khiến trẻ nghe lời ngay tức khắc.