Diễn đàn chuyển đổi số trong cơ quan báo chí tại Thanh Hóa_ket qua bong da lazio
Ngày 4/11,ễnđànchuyểnđổisốtrongcơquanbáochítạiThanhHóket qua bong da lazio Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Tổng biên tập với chủ đề "Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam: Xu thế tấy yếu hay trào lưu nhất thời". Tham dự hội nghị có sự tham gia của gần 60 Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Diễn đàn lần này với chủ đề, “Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí Việt Nam: Xu thế tất yếu hay trào lưu nhất thời?”. Các đại biểu sẽ thảo luận xung quanh việc làm thế nào để có thể thực hiện chuyển đổi số báo chí, chuyển đổi theo hướng nào, bài toán kinh phí, công nghệ sẽ được giải ra sao…
Mở đầu diễn đàn, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ:“Từ đầu đến năm nay, chuyển đổi số báo chí đã trở thành chủ đề rất nóng. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề này. Sự quan tâm của các cơ quan báo chí càng ngày càng tăng, rõ ràng là chúng ta không thể đứng ngoài công cuộc chuyển đổi số của cả nước. Nếu không muốn mất độc giả, khán thính giả và quan trọng hơn nếu không đi theo lộ trình này, chúng ta sẽ không thực hiện được sứ mệnh của mình là đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với những độc giả, trong nước và quốc tế".
Ông Minh mong muốn, chuyển đổi số báo chí không chỉ là trào lưu mới mà phải được lan toả, triển khai đến các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Trong phần tham luận về thực trạng chuyển đổi số báo chí Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet cho biết, vào năm 2018, báo điện tử VietNamNet được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ trở thành một cơ quan báo chí đi đầu về chuyển đổi số.
Ông Tuấn thừa nhận sự khởi đầu là rất khó khăn vì công ty công nghệ lớn không mặn mà với việc hợp tác với báo chí, hoặc đưa ra mức giá đề nghị quá cao. Cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề lớn đối với các cơ quan báo chí nói chung. Do tại Việt Nam, các công ty công nghệ chuyên sâu về lĩnh vực báo chí vẫn không nhiều.
Cũng theo ông Phạm Anh Tuấn, các cơ quan báo chí thường rất hào hứng với “chuyển đổi”, song khi đến phần “số” thì vấp phải nhiều khó khăn do xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số rất phức tạp và đắt đỏ. Dù khó khăn, nhưng chuyển đổi số là con đường không thể khác để phát triển báo chí.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Tô Đình Tuân, Tổng biên tập báo Người Lao Động nhấn mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. “Không chuyển đổi số sẽ chết”.
Còn nhà báo Lê Quang Minh, Tổng giám đốc Đài truyền hình Quốc hội cho rằng chuyển đổi số "rất đắt đỏ". Và với cơ chế hiện nay, nhiều đơn vị báo chí không dễ làm. "Nếu làm phần cứng thì dễ, nhưng phần mềm rất khó”.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam mong muốn lãnh đạo Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo và các bộ, ngành có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa với lãnh đạo Đảng và nhà nước, để được đầu tư toàn diện cho báo chí kể cả về công nghệ và chi phí sản xuất nội dung…
Lê Dương