Chưa phát hiện biến thể Omicron trên địa bàn TP.HCM_kèo nhà cái 1

Ngày 1/12,ưapháthiệnbiếnthểOmicrontrênđịabàkèo nhà cái 1 Sở Y tế TP.HCM cho biết, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiến hành giám sát chủ động các biến thể của SARS-CoV-2 từ đầu mùa dịch. Thời điểm này, đang tập trung giám sát biến thể Omicron.

Cho đến nay, kết quả giải mã các chủng virus tại TP.HCM chưa ghi nhận sự hiện diện của biến thể Omicron.

{keywords}
Diễn tiến các ca bệnh trên địa bàn TP.HCM  đầu năm 2021 và kết quả giải mã nhanh bộ gen SARS-CoV-2. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Theo Sở Y tế TP.HCM, giải mã gen SARS-CoV-2 là công cụ đắc lực đối với chương trình ứng phó đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, giúp phát hiện sớm biến thể. Qua đó định hướng tốt hơn các hướng đi của biện pháp dự phòng, truy vết cách ly cũng như việc phát triển vắc xin và các phương thức điều trị hiệu quả.

Ngay từ cuối tháng 1/2021, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và HCDC đã giải mã nhanh bộ gen bệnh nhân 1660 đi từ ổ dịch Hải Dương vào TP.HCM.

Kết quả xác định nam thanh niên nhiễm “biến thể Anh” (B.1.1.7, hiện nay là Alpha). Sau đó Bộ Y tế cũng xác nhận ổ dịch từ Hải Dương do biến thể Anh gây ra, đánh dấu lần đầu tiên biến thể này du nhập vào Việt Nam và gây dịch trong cộng đồng.

Dịp cận tết Nguyên đán, kết quả giải mã nhanh bộ gen chùm ca bệnh tại nhóm bốc xếp, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho thấy, xuất hiện biến thể Ruwanda A23.1. Việc xác định nhanh biến thể ở hai nhóm đối tượng nói trên đã giúp TP định hình tốt hơn bức tranh dịch tễ Covid-19.

Đến tháng 5, TP.HCM xuất hiện các chùm ca bệnh được xác định do 2 biến chủng Delta và Alpha gây ra.   

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và OUCRU đã giải mã gen SARS-CoV-2 trên diện rộng, từ các mẫu bệnh phẩm dương tính bằng PCR, ghi nhận trên tất cả các quận huyện tại TP.HCM. Từ tháng 5 đến tháng 11/2021, có 408 bộ gen của SARS-CoV-2 đã được giải mã từ 23 quận huyện và thành phố Thủ Đức.

Các phân tích về di truyền cho thấy biến thể gây dịch thuộc biến chủng Delta. Đây cũng là biến thể được phát hiện từ các ca bệnh liên quan chung cư Sunview (TP Thủ Đức) và chùm ca bệnh của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng hồi tháng 5.

Sở Y tế TP.HCM xác định, việc giám sát phát hiện các biến thể SARS-CoV-2 hiện nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong công cuộc chống đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Từ cuối năm 2020 đến nay nhiều biến thể quan ngại bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta của SARS-CoV-2 được phát hiện trên thế giới, gây ra nhiều thách thức cho chương trình phòng chống đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Đặc điểm chung của các biển thể quan ngại là mang các đột biến, đặc biệt là trên protein gai, cho phép virus có khả năng lây nhanh hơn, giảm tác dụng của vắc xin, thậm chí có độc lực cao hơn. Trong số này phải kể đến biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2020 ở Ấn Độ, nay đã lây lan toàn cầu.

Linh Giao

Bộ Y tế họp với WHO và CDC Hoa Kỳ, tìm giải pháp ứng phó biến thể Omicron

Bộ Y tế họp với WHO và CDC Hoa Kỳ, tìm giải pháp ứng phó biến thể Omicron

Tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron.