Cô gái Hà Nội không ngờ bố chết vì rượu giả_cúp c1 châu âu đêm nay
- Cô gái trẻ chia sẻ,ôgáiHàNộikhôngngờbốchếtvìrượugiảcúp c1 châu âu đêm nay thường ngày chỉ xem thông tin ngộ độc rượu methanol trên tivi, không ngờ có 1 ngày nạn nhân lại chính là bố mình.
Sau 5 ngày điều trị tích cực, bố của Thanh Ngân (Hà Nội) đã tử vong do ngộ độc rượu methanol quá nặng, khi mới 48 tuổi.
Cô gái trẻ nén nỗi đau, chia sẻ lên trang cá nhân lời cảnh tỉnh với tất cả mọi người: “Em mong mọi người đọc được post này xin đừng chủ quan, nghĩ rằng mình không bao giờ là nạn nhân. Chính em cũng đã từng nghĩ vậy cho đến ngày hôm nay...”
Thông thường, nồng độ methanol trong máu ở ngưỡng 20mg/dl đã đe doạ tổn thương thần kinh, 40 là nhiễm độc cực nặng nhưng nồng độ trong máu của bố Ngân lên tới 160mg/dl.
Lời cảnh tỉnh của Ngân hiện đã nhận được hơn 7.000 lượt chia sẻ |
Sau khi bị ngộ độc, bố Ngân được lọc máu liên tục. Sau 3 ngày xét nghiệm cho thấy không còn methanol trong máu, tuy nhiên cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Ngân chia sẻ, mỗi lần lọc máu kéo dài 10-12 tiếng, cần 3 quả lọc. Mỗi quả lọc trị giá 20 triệu. Chưa kể tiền hoá chất, mỗi lần gần 2 triệu đồng.
“Mình cũng không nắm rõ là tuỳ từng người phải lọc bao nhiêu lần. Nhưng các cô điều dưỡng trong viện kể có người lọc liên tục 5 ngày vẫn chưa hết. Các bạn thử nhân lên cứ lọc liên tục vài ngày như vậy thì chi phí đã là bao nhiêu?”, Ngân chia sẻ.
Cũng vì chi phí điều trị lớn, rất nhiều gia đình đã phải xin bệnh nhân về.
Rượu giả là rượu pha bằng methanol. Một loại cồn được dùng để làm sơn, vecni hay các chất tẩy rửa. Nhưng rượu giả vẫn bán với giá của rượu chưng cất, với cách này người bán lãi gấp 10-20 lần.
“Cái tham làm mờ con mắt, không hiểu những người bán rượu giả đó có biết họ đang giết bao nhiêu sinh mạng không? Một bình rượu giả có thể lãi hơn vài chục, vài trăm ngàn nhưng liệu có đáng giá với mạng sống của rất nhiều người hay không?”, cô gái chua xót.
Ngân hy vọng với những lời chia sẻ trên, nếu không thể cảnh tỉnh người bán, mong sẽ cảnh tỉnh người mua.
Rượu Methanol thường là rượu ngâm (rắn rết, tắc kè, thuốc bắc, thuốc nam,...) và rượu trắng bán theo can, theo lít (rất nhiều quán cơm đang bán loại rượu này), rất nhiều người hay uống.
“Mong mọi người tỉnh táo, đừng vì một chén vui mà mang nỗi buồn đến cho cả gia đình”, Ngân kêu gọi.
Cô kể, trước nay chỉ xem thời sự và báo chí tin đưa nhan nhản các vụ như ngộ độc rượu trên Lai Châu, 9 người chết, 9 sinh viên nhập viện sau ăn liên hoan...
“Những tưởng chỉ xem trên TV nhưng không ngờ có một ngày nạn nhân chính là bố mình”, cô gái đau buồn chia sẻ.
Từ cuối tháng 2 đến nay, Hà Nội ghi nhận 25 ca cấp cứu vì ngộ độc rượu methanol, trong đó có 3 người tử vong. Mới nhất vào ngày 8/3, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai tiếp nhận 9 sinh viên tại Cầu Giấy ngộ độc rượu sau cuộc nhậu, nhiều trường hợp nặng phải thở máy, lọc máu. |
Chất nghi cướp mạng 7 người ở Lai Châu nguy hiểm thế nào
Methanol là cồn công nghiệp nhưng được một số hộ kinh doanh pha thành rượu. Khi ngộ độc methanol, tỉ lệ qua khỏi rất thấp.