TheốcgiakhuvựcĐôngNamÁcấmhoàntoànthuốcláđiệntửthuốclánungnótrục tiep bong dao báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Trong khu vực ASEAN, 5 quốc gia cấm hoàn toàn là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia.
3 quốc gia bán thuốc lá điện tử dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn được điều trị theo phác đồ gồm Chile, Úc và Nhật). 88 quốc gia quản lý thuốc lá điện tử (trong đó có 27 quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu). Việc quản lý được tiến hành chặt chẽ theo các biện pháp của Công ước khung (WHO FCTC).
Đối với thuốc lá nung nóng, ít nhất 18 quốc gia cấm (trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN gồm Capuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Brunei). 71 quốc gia quản lý thuốc lá nung nóng (trong đó 27 quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu).
Theo Bộ Y tế, việc áp dụng biện pháp cấm hay quản lý phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhìn chung, các nước áp dụng biện pháp cấm trên nguyên tắc cẩn trọng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hoặc các biện pháp kiểm soát thuốc lá chưa được thực hiện toàn diện, tỷ lệ hút thuốc lá vẫn còn cao, hạn chế về nguồn lực quản lý, theo dõi và thực thi pháp luật.
Với các nước áp dụng biện pháp quản lý như dược phẩm, Bộ Y tế cho biết những quốc gia này có hệ thống và quy trình phê duyệt thuốc như sản phẩm điều trị chặt chẽ; có năng lực để quản lý và giám sát. Trong khi đó, các nước áp dụng biện pháp quản lý khi họ có khả năng thực hiện hiệu quả và toàn diện các biện pháp của Công ước khung WHO FCTC và có đủ nguồn lực để giám sát, ngăn ngừa vi phạm.