Dạy con làm chủ cảm xúc_số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá cincinnati gặp inter miami

Khoe manh ve cam xuc anh 1

Khi con trẻ lạm dụng việc khóc lóc để đưa ra các yêu cầu vô lý, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp. Ảnh: T.Q.

Trẻ em không phải sinh ra đã khỏe mạnh về cảm xúc, trẻ phải được tôi luyện. Trẻ cần được nuôi dưỡng và dạy bảo các kỹ năng xác định cảm xúc của mình và thể hiện ra theo cách tích cực, từ đó, trẻ có thể kết nối với những người khác theo cách thông minh về cảm xúc.

Nhưng trước khi bắt đầu tìm hiểu về các cảm xúc của mình một cách nghiêm túc, trẻ thường phản ứng một cách đầy cảm tính. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa về các vấn đề cho cha mẹ, thầy cô và bất cứ ai xung quanh trẻ, thậm chí cả những người hàng xóm đang chỉ muốn được yên thân.

Nhưng một khi trẻ học được cách chậm lại, bình tĩnh và đưa ra các lựa chọn thông minh hơn khi đối mặt những cảm giác mãnh liệt của mình, sự thay đổi sẽ xuất hiện. Trẻ sẽ học cách thể hiện sự tự chủ và thấu hiểu các cảm xúc khác nhau của mình. Trong cuộc hành trình này, bốn kỹ năng về bức tranh toàn cảnh sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn về cảm xúc và có khả năng: Chú ý, phản hồi (chứ không phản ứng lại), tạm ngừng lại, đưa ra lựa chọn thông minh.

Mặc dù những bước này nghe có vẻ đơn giản, chúng không hề dễ. Chúng đòi hỏi sự luyện tập và kiên nhẫn ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, nhưng chúng có thể áp dụng được cho bất kỳ đứa trẻ nào.

Một số khoảnh khắc đòi hỏi chúng ta phải để ý hoàn toàn, ví dụ như phải xếp được con gà tây trong ngày lễ Tạ ơn lên bàn theo đúng tư thế trồng cây chuối của yoga. Nhưng trong thực tế, việc tập trung và để ý tới mọi thứ mình làm mà không có sự phán xét nào cùng với sự hiện diện toàn hảo của chính mình trong giây phút ấy được gọi là chánh niệm.

Chính việc này có thể giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn thông minh hơn. Điều tương tự cũng đúng với trẻ em, đặc biệt khi nói đến các cảm xúc.

Bé Jimmy, năm tuổi, có một chút khó chịu khi em gái giành lấy đồ chơi. Sự cáu kỉnh của cháu tăng lên khi anh trai, Jack, chẳng may va vào và làm đổ cái tháp cháu mất công xây dựng.

Jimmy không hề có thói quen chú ý xem cơ thể mình cảm thấy ra sao, do đó, trước khi mọi người kịp phản ứng, cháu đã la hét và dậm chân điên cuồng quanh phòng khách. Chúng ta có thể ngăn chuyện này xảy ra, nhưng câu hỏi là: bằng cách nào?

Bước đầu tiên là giúp Jimmy học cách điều chỉnh dấu hiệu cơ thể truyền về khi bản thân chỉ mới cảm thấy hơi hơi khó chịu, trước khi sự giận dữ điên cuồng xuất hiện. Cháu cần phát hiện ra các cảm xúc của mình khi chúng phát triển, sau đó học cách thể hiện ra thật tích cực.

Những cách khác để thể hiện các cảm xúc của mình (bên cạnh việc gào thét) có thể là: Nói chuyện với bố mẹ, bỏ ra ngoài chơi, nói ra bản thân muốn gì: “Đừng làm đổ đồ chơi của em!”.

Cứ cho là năm tuổi vẫn còn bé để bắt đầu làm chủ cảm xúc, nhưng điều này không hẳn là bất khả thi. Trẻ ở lứa tuổi đó đang xây dựng từ vựng về cảm xúc và học cách xác định không chỉ các cảm xúc cụ thể và ý nghĩa của các cảm xúc là gì, mà còn về nơi trẻ cảm thấy cảm xúc đó xuất hiện ở đâu trên cơ thể của mình.

Việc giúp Jimmy bắt đầu nhận ra một loạt cảm xúc mãnh liệt, như sự tức giận chẳng hạn, khi nó còn trong trứng nước (khó chịu, thất vọng và ức chế) chính là điểm bắt đầu của nhận thức về loại cảm xúc đó.

Như chúng ta thấy, chú ý tới cảm giác của bản thân là chủ đề xuyên suốt của cuốn sách này. Mặc dù nhiều trẻ có khuynh hướng cảm tính bắt đầu trong khi chẳng có kỹ năng nào, trẻ rõ ràng có thể học được các kỹ năng đó.