TheáoviêncánbộquảnlýgiáodụcởQuảngNamnghỉviệvòng loại cúp c1o báo cáo, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng số giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh nghỉ việc là 200 người (năm 2020: 41 người; năm 2021: 39 người; năm 2022: 120 người).
Trong đó, cấp mầm non có 88 người, cấp tiểu học là 67 người, cấp THCS là 33 người và cấp THPT là 12 người. Hầu hết GV, CBQL giáo dục nghỉ việc đang công tác tại các trường công lập.
Về nguyên nhân, ông Tuấn lý giải, do địa bàn tỉnh rộng, nhiều huyện miền núi, nhiều giáo viên do điều kiện công tác xa nhà, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nghỉ việc để tìm công việc thuận lợi hơn; đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trong số đó có một số trường hợp GV, CBQL nghỉ việc ở địa phương này do đã trúng tuyển vào viên chức ở địa phương khác.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trên thực tế, một số vị trí như giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học tuyển dụng được còn rất ít so với nhu cầu do không có người dự tuyển đáp ứng được trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Do đó, việc thiếu giáo viên giảng dạy đã phần nào gây nên áp lực công việc đối với thầy cô giáo.
Báo cáo chỉ rõ: “Bên cạnh đó, mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống nên phần nào cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nghỉ việc.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: nghỉ việc do mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình thay đổi nơi sinh sống…”.
Để khắc phục tình trạng giáo viên nghỉ việc, ông Tuấn cũng đề xuất một số giải pháp như:
Xem xét chính sách tiền lương đối với những người công tác trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục nói riêng để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
Trong đó, cần chú ý đến chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng, cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học...
Đồng thời, cần có cơ chế đặc thù để ưu tiên trong công tác tuyển dụng đối với người địa phương nhằm ổn định đội ngũ lâu dài.