Không để thời gian nghỉ Tết ảnh hưởng tiến độ Đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư_tài xỉu 3.5

TheôngđểthờigiannghỉTếtảnhhưởngtiếnđộĐềánứngdụngdữliệuvềdâncưtài xỉu 3.5o thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Công điện gửi Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nêu rõ: Để triển khai ngay một số nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 như Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại hội nghị triển khai Đề án vào ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thành lập Tổ Công tác, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án gửi về Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an để tổng hợp, theo dõi. Trong đó, tập trung triển khai ngay những nhiệm vụ phải hoàn thành trong tháng 2, tháng 3 năm 2022, không để thời gian nghỉ Tết Nguyên đán làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

{keywords}
Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ được giao đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (Ảnh minh họa)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc bố trí nguồn lực thực hiện Đề án theo quy định, hoàn thành trước ngày 15/2/2022.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện bảo đảm dữ liệu hộ tịch được đăng ký đúng quy định của pháp luật về hộ tịch; thiết lập cơ chế phối hợp tại cấp xã, cấp huyện để rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền với dữ liệu về dân cư; các dữ liệu tiêm chủng, an sinh xã hội với dữ liệu dân cư bắt đầu ngay từ trong tháng 1/2022. Thành phần tham gia gồm: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần thiết); bảo đảm dữ liệu về hộ tịch và dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp xã, UBND cấp huyện cách thức tiến hành rà soát và thống nhất xử lý dữ liệu sai lệch (nếu có) theo đúng quy định pháp luật hiện hành (trong tháng 2/2022). Đồng thời, bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án theo hướng dẫn của các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Trước đó, vào ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cùng danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành cụ thể để thực hiện Đề án.

Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. 

Bộ Công an đã vận hành chính thức hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 1/7/2021; đã thực hiện cấp số định danh cá nhân cho khoảng 98 triệu công dân thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời hoàn thành việc triển khai thí điểm phần mềm thuộc dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an 16 tỉnh, thành phố. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp kết nối thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp qua nền tảng NDXP để cấp và hủy số định danh; xác thực thông tin công dân theo yêu cầu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.