Theđãcókhảnăngtựsửachữachínhmìkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nhao Wired, các nhà nghiên cứu tại Đại học Vrije Brussel (VUB, Bỉ) đã có thể mang lại khả năng "tự chữa lành vết thương" lên một loại robot mà họ gọi là "robot mềm" (soft robot).
Cụ thể, "robot mềm" là một loại robot được sản xuất bằng các vật liệu linh hoạt, thường được sử dụng để "gắp" các vật thể trong ngành công nghiệp thực phẩm hoặc các ca phẫu thuật đòi hỏi độ xâm nhập tối thiểu. Loại robot này cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa trị phục hồi chức năng hay lắp ráp tay giả.
"Một con robot bình thường sẽ rất phức tạp và khó sửa chữa. Chưa kể đến việc "robot mềm" còn rất nhạy cảm với các vật thể sắc và áp suất cao", Giáo sư Bram Vanderborght của VUB cho biết.
"Nghiên cứu này là bước đầu tiên trong việc giới thiệu các vật liệu có khả năng tự sửa chữa trong ngành công nghiệp robot mềm, mà chúng tôi nghĩ sẽ mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới liên quan đến robot tự sửa chữa".
Trong các thí nghiệm của mình, đội ngũ nghiên cứu đã tạo ra các con robot mềm với nguyên liệu hoàn toàn từ polymer cao su. Khi bị hư hỏng, các vật liệu này đầu tiên sẽ tự động khôi phục lại hình dáng nguyên bản của chúng, sau đó sẽ tự "chữa khỏi" hoàn toàn.