Nguyên lý nhu cầu
Cho dù không phải là người theo đuổi ngành kinh tế học thì bạn có lẽ cũng đã từng một lần nghe nguyên lý này: nhà sản xuất nâng giá càng cao thì nhu cầu của người mua sẽ càng giảm (và ngược lại,Điểmchungkỳlạgiữachiếcvémáybaymùadịchvàlịch thi đấu bóng dá muốn kích cầu thì nhà sản xuất cần giảm giá bán). Đây được gọi là nguyên lý nhu cầu trong kinh tế học vi mô. Trong hàng thế kỷ, cùng với nguyên lý về nguồn cung, nguyên lý nhu cầu này đã là kim chỉ nam giúp cho các doanh nghiệp có thể tìm được những mức giá hợp lý, đủ cao để đảm bảo lợi nhuận và cũng đủ thấp để thu hút lượng khách hàng tối ưu nhất.
Nguyên lý nhu cầu áp dụng vào (gần như) tất cả các mặt hàng, nhưng nếu phải chọn ra một minh chứng tiêu biểu nhất cho nguyên lý này, người viết xin được chọn vé máy bay. Dù rằng điểm đến và điểm đi không thay đổi, khoảng cách bay không thay đổi, tàu bay không thay đổi, bạn sẽ thấy giá vé của chuyến bay bạn muốn liên tục biến động theo thời gian. Lý do là mỗi hãng hàng không đều có một hệ thống phức tạp để mô hình hóa nhu cầu của hành khách - dựa vào điểm đến, điểm đi, thời điểm bay và thời điểm mua vé của họ. Từ đó, hệ thống này sẽ chọn ra mức giá hợp lý nhất để tối ưu lợi nhuận cho các hãng bay.
Vé máy bay: Món hàng bị liên tục thay đổi giá để cân bằng giữa nhu cầu của hành khách và lợi nhuận của hãng bay.
Ví dụ đơn giản, giả sử dữ liệu quá khứ cho thấy nhu cầu du lịch trong mùa đông thấp hơn, hệ thống định giá sẽ tự động giảm giá để lấp đầy các chuyến bay được thực hiện trong mùa này. Do máy bay sẽ buộc phải cất cánh khi đạt đủ một số lượng hành khách nhất định, mỗi ghế ngồi bị bỏ trống sẽ là một khoản doanh thu bị bỏ mất của hãng hàng không. Vì thế, dựa vào dữ liệu lịch sử, các hệ thống định giá sẽ luôn cố gắng tính toán ra mức giá hợp lý nhất để kích thích nhu cầu của người dùng.
Từ thông thường thành thiết yếu
Nghịch lý xảy ra khi Covid-19 ập tới. Việc di chuyển từ nước này sang nước khác bị hạn chế tối đa - nói cách khác, nhu cầu cũng lao dốc. Nếu theo nguyên lý nhu cầu, lẽ ra các hãng bay đã phải hạ giá xuống tới mức rất, rất thấp để lấp đầy những chuyến bay. Nhưng nếu mua một chiếc vé từ Hà Nội sang Tokyo chẳng hạn, bạn sẽ thấy giá vé không đổi so với thời điểm trước dịch - thậm chí còn tăng cao hơn trước!
Những chiếc máy định giá chắc chắn đã bị thay đổi: với chúng, tham số "nhu cầu" mà chúng ta đã nhắc tới giờ không còn quan trọng như trước nữa.
Những người phải bay trong mùa dịch là những người BẮT BUỘC phải làm vậy: vì vấn đề gia đình, công việc, sức khỏe...
Vì thế, nhu cầu bay giảm nhưng giá vé thậm chí lại tăng!
Lý do là vì Covid-19 đã thay đổi bản chất của chiếc vé máy bay. Trước đây, chúng là loại hàng hóa được định giá phần nhiều bởi nhu cầu của người dùng (tôi muốn bay sang Tokyo du lịch). Ngay lúc này, vé máy bay trở thành loại hàng hóa mà người dùng buộc phải mua khi họ cần sử dụng: tôi buộc phải mua vé máy bay để về nhà, tôi buộc phải mua vé máy bay do công việc yêu cầu, tôi buộc phải mua vé máy bay để thăm người thân… Chiếc vé máy bay, từ chỗ là món hàng bạn muốn, trở thành món hàng thiết yếu.
Khi bạn CẦN một thứ gì đó, giá cả sẽ không còn mang ý nghĩa quan trọng nữa. Dù đắt hay rẻ, bạn vẫn cứ phải bỏ tiền mua món hàng ấy. Vì lẽ ấy, các hãng hàng không vẫn có thể đặt giá cao cho vé máy bay trong mùa dịch. Những người mua vé máy bay tại thời điểm này là những người buộc phải di chuyển, cho dù giá vé có đắt đến bao nhiêu.
Không có lựa chọn ngoài Apple
Như bạn đã thấy, khi người ,mua không có sự lựa chọn, người bán có thể thoải mái định giá. Vô tình, điều này làm nên thành công của hãng công nghệ giàu có nhất thế giới: Apple.
Apple mang một sức mạnh đặc biệt: người dùng iPhone gần như sẽ không bao giờ mua điện thoại của hãng khác!
Lý do đơn giản là vì các fan ruột của Táo không có sự lựa chọn nào khác cả. Họ không thể chịu đựng nổi trải nghiệm Android. Họ không thể sống thiếu iMessage hay iOS. Họ không thích thiết kế của Samsung hay OPPO. Những lý do ấy nghe có thể vô lý với các fan công nghệ khác, nhưng sự thật vô cùng rõ ràng là các iFan bị trói buộc hoàn toàn vào hệ sinh thái Apple. Gần như chắc chắn, lựa chọn chiếc smartphone tiếp theo của các iFan vẫn sẽ mang mác Táo.
Điều này khiến cho iPhone giống với chiếc vé máy bay mùa dịch… Giá bán có bị đẩy cao đến mấy thì doanh số vẫn không thay đổi quá nhiều. Minh chứng rõ rệt nhất là vào năm 2017, khi Apple chính thức đặt chân vào phân khúc nghìn đô với iPhone X. Những tưởng giá cao sẽ khiến nhiều người chuyển sang Android hay doanh số iPhone giảm sút nhưng thực tế là hoàn toàn ngược lại: doanh số iPhone từng quý gần như không thay đổi so với iPhone 7 một năm trước đó.
Thậm chí, những chuyến bay có nhu cầu cao giờ thậm chí còn phải đăng ký chờ đến lượt. Khi iPhone X ra đời, người ta xếp hàng chắn hết cả những con phố có Apple Store.
1 năm sau, iPhone XS Max thậm chí còn đẩy mức giá tối đa của iPhone lên 1100 USD - mức giá được duy trì cho đến iPhone 12 Pro Max của ngày hôm nay. Nhu cầu của iFan không vì thế mà giảm sút một chút nào. Năm vừa qua, ngay cả khi kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19, doanh thu iPhone vẫn dễ dàng lên tới 65,6 tỷ USD trong quý 4. Cũng trong quý này, lượng iPhone bán ra thậm chí còn giúp Apple vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất đứng đầu thế giới.
Công ty sinh lời số 1 thế giới
Khi người dùng không có lựa chọn, nhà sản xuất sẽ tăng giá!
Apple không phải là nhà sản xuất duy nhất "hét giá" khi nhận ra vị thế đặc biệt của mình. Tiên phong cho trào lưu màn hình gập, Galaxy Fold và Galaxy Z Fold 2 đều có giá 2000 USD, đắt hơn những chiếc iPhone, Galaxy Note hay Galaxy S đắt nhất. Gã khổng lồ Hàn Quốc thừa hiểu rằng người dùng muốn tận hưởng trải nghiệm smartphone màn gập chỉ có duy nhất 1 lựa chọn, và vì thế, mức giá bao nhiêu cũng không phải là đắt.
Hay, trong cơn sốt GPU của hiện tại, nhà sản xuất nào cũng đều đang đặt giá bán cao gấp 3, 4 lần giá bán đề xuất của NVIDIA hay AMD. Một khi nhu cầu của người dùng đã trở thành tất yếu, làm giá là chuyện bắt buộc sẽ xảy ra.
Nhưng cơn sốt chip rồi sẽ qua đi, và smartphone màn hình gập có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay thế được smartphone "thường". Smartphone Samsung dễ thay thế smartphone Huawei hơn là iPhone, laptop HP dễ thay thế laptop Lenovo hơn là MacBook.
Apple là công ty thành công nhất thế giới vì các iFan không có lựa chọn nào khác khi nâng cấp/mua mới cả!
Khắp thế giới công nghệ, hiếm ai lại có thể đạt được vị trí đặc biệt như nhà Táo: gần như trên tất cả các danh mục sản phẩm chính, hàng mác Táo đều là các món hàng không hề có lựa chọn thay thế. Máy Mac được coi là vật bất ly thân của các designer và cũng là lựa chọn đặc biệt yêu thích của những người làm việc trong ngành công nghệ. iPad đến nay vẫn đứng đầu thị phần tablet. Trải nghiệm tai nghe Bluetooth "thường" hay tai nghe Bluetooth của Sony, Sennheiser… đều sẽ bị iFan đánh giá dưới tầm AirPods. Không một chiếc đồng hồ nào có thể đánh bại đồng hồ Thụy Sĩ (về doanh số) như Apple Watch.
Chính điều đó lý giải vì sao trị giá thị trường của Apple lại luôn cao đến mức ngất ngường, dễ dàng vượt mặt Microsoft và đè bẹp Google. Điều đó là lý do vì sao Warren Buffet gọi Apple là "công ty tuyệt vời nhất thế giới". Trong mắt người dùng Táo, không sản phẩm nào có thể thay thế iPhone, Mac, iPad, AirPods, Apple Watch… cả.
(Theo Tổ Quốc)
Các nhà sản xuất ứng dụng phụ thuộc vào chợ của Apple, Google bày tỏ sự sợ hãi trước quyền lực của hai gã khổng lồ này với việc kinh doanh của họ.