Fabet

Tin thể thao 24H TP Hồ Chí Minh_cúp c1 châu au

TP Hồ Chí Minh_cúp c1 châu au

Phát triển kinh tế số thành động lực tăng trưởng tương lai

Ngày 15/4,ồChícúp c1 châu au Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2022 do Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra. Chủ đề năm nay là "Kinh tế số - Động lực tăng trưởng và phát triển TP Hồ Chí Minh trong tương lai" đã thu hút quy mô tham gia lớn với hơn 900 đại biểu trong nước và quốc tế.

Tại diễn đàn, đại diện lãnh đạo Đảng, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia đều có chung nhận định: TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai các giải pháp để trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo, đầu tàu về phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Trong đó mục tiêu quan trọng cần sự tham vấn, nghiên cứu kĩ lưỡng là tìm kiếm mô hình chuyển đổi số chuẩn trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách cho doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số, tìm nguồn lực đầu tư, để nền kinh tế số thành phố nói riêng có bước tiến dài hơn, hiệu quả hơn.

Theo Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, kinh tế số hiện chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm địa phương GRDP.

TP Hồ Chí Minh - Thành phố kỳ lân trong tương lai - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp công nghệ giới thiệu sản phẩm tại Diễn đàn. (Ảnh: TTXVN)

Y tế và giáo dục - Điểm sáng trong phát triển kinh tế số TP Hồ Chí Minh

Tại diễn đàn, một số chuyên gia lạc quan cho rằng TP Hồ Chí Minh có cơ sở để trở thành một "thành phố kỳ lân" trong tương lai, nghĩa là nơi quy tụ các công ty công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên - thuật ngữ của giới kinh doanh là "công ty kỳ lân". Điều này được minh chứng qua lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp vừa đạt mức kỷ lục 1,3 tỷ USD chỉ trong 1 năm, với những điểm sáng như ngành công nghệ giáo dục, y tế.

Trước tác động của dịch bệnh thì từng nhà thuốc nhỏ lẻ tại TP Hồ Chí Minh cũng đã phải chuyển đổi số. Theo một nghiên cứu, điều này đã giúp ngành công nghệ y tế trở thành lĩnh vực hút lượng vốn mạo hiểm nhiều thứ 4 tại Việt Nam trong năm 2021, tỷ trọng chiếm gần 8%.

TP Hồ Chí Minh - Thành phố kỳ lân trong tương lai - Ảnh 2.
 

Trước tác động của dịch bệnh thì từng nhà thuốc nhỏ lẻ tại TP Hồ Chí Minh cũng đã phải chuyển đổi số.

Thời điểm nhiều ngành kinh tế khác khó khăn vì dịch lại là lúc Medigo - một công ty khởi nghiệp mua thuốc hộ liên tục chốt được 2 vòng vốn đầu tư với giá trị gần 1 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng có chững lại sau khi mở cửa kinh tế, nhưng startup cho rằng xu hướng chuyển đổi số sẽ không đảo ngược.

"Với những vòng vốn mới như vậy, chúng tôi sẽ mở rộng thêm mạng lưới dịch vụ, mạng lưới đối tác để phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đầu tư vào công nghệ để có chiều sâu nhiều hơn nữa", ông Lê Hữu Hà - Giám đốc Điều hành, Medigo cho hay.

Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghệ giáo dục còn ấn tượng hơn khi chiếm đến 18% tổng giá trị đầu tư mạo hiểm. Trong giai đoạn bình thường mới, startup học thêm trực tuyến Marathon vẫn tăng trưởng lượng người dùng 100% mỗi tháng nhờ lợi thế sở hữu dữ liệu.

Ông Trần Việt Tùng - Giám đốc Điều hành, Marathon cho biết: "Nhìn tương lai xa hơn, chúng tôi hướng tới việc đo lường được một cách chính xác khả năng học tập của từng học sinh một. Từ đó đưa ra được những khuyến nghị với học sinh đó một cách tốt nhất".

Theo giới chuyên gia, thành công bước đầu của TP Hồ Chí Minh là đã có được hàng trăm công ty công nghệ, một số cái tên đã ở tầm khu vực tạo ra trụ cột quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế số. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức lớn để đạt mục tiêu sau 3 năm nữa, tỷ trọng của kinh tế số sẽ tăng lên mức 25% GRDP của thành phố, tức tăng gần gấp đôi mức hiện nay.

TP Hồ Chí Minh bàn cách đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, chỉ có 7% doanh nghiệp số tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh được thúc đẩy, quyết định bởi thu thập và phân tích dữ liệu. Con số này thấp hơn mức trung bình của khu vực là 13%. Điều này cho thấy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam nhìn chung vẫn chưa đi vào chiều sâu. Để phát triển kinh tế số một cách bền vững, một số giải pháp trọng tâm đã được các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu chỉ ra.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, có từ 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cho biết thiếu thông tin hoặc kỹ năng về sử dụng công nghệ. Nhu cầu chuyển đổi số còn hạn chế, một phần nguyên nhân do doanh nghiệp chưa được hỗ trợ đầy đủ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, chính quyền TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục cải thiện thể chế, môi trường đầu tư.

"Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh trong khả năng điều kiện cao nhất có thể để thực hiện các giải pháp khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, rà soát những bất cập về thể chế, nâng cao chất lượng về đội ngũ nhân sự để giải quyết những điểm nghẽn cho phát triển", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định.

TP Hồ Chí Minh - Thành phố kỳ lân trong tương lai - Ảnh 3.

Để thúc đẩy kinh tế số, chính quyền TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các giải pháp mới. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Liên quan đến chính sách, đại diện Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cần sớm triển khai thực tế các vùng thử nghiệm chính sách mới theo cơ chế sandbox - điều đã được nhắc đến nhiều năm nay tại Việt Nam. Tạo không gian phát triển cho các mô hình kinh doanh có tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết: "Chúng tôi cho rằng việc khơi thông hạ tầng số, cũng như việc thiết kế cẩn thận và thực thi các cơ chế thử nghiệm sandbox sẽ có vai trò quyết định để Việt Nam tiếp tục đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính".

Vấn đề phát triển chiến lược nguồn nhân lực cho kinh tế số được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đánh giá sẽ là giải pháp căn cơ. Một số ý kiến cho rằng, TP Hồ Chí Minh nên là nơi đầu tiên thí điểm một mô hình đào tạo nhân lực mới chuyên về kinh tế số.

Ông Philipp Rösler - Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures cho biết: "Một hệ thống đào tạo nghề tầm toàn quốc sẽ khó khả thi nhưng tại sao không thử nghiệm ở cấp thành phố? Khi có những điều kiện như quy mô kinh tế lớn, có đủ các công ty sẵn sàng đào tạo các bạn trẻ. Cũng như sự hỗ trợ của chính quyền thành phố đối với những ý tưởng phù hợp".

"Con người, người tài chính là chìa khóa để cho động cơ phát triển. Nếu như chúng ta nói cơ chế chính sách là động lực thì con người là chìa khóa cho động lực đó phát triển. Vì vậy, TP Hồ Chí Minh cần có cơ chế để thu hút người tài không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài", Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói.

Để thúc đẩy kinh tế số, chính quyền TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các giải pháp mới như thành lập một trung tâm riêng để hỗ trợ chuyển đổi số, phối hợp với các tổ chức như Ngân hàng thế giới để có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi, cũng như ban hành cơ chế thí điểm sandbox để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới như lời Bí thư Thành uỷ: "Kiến tạo mô hình phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh lâu dài".

Theo giới chuyên gia, đặc trưng của một thành phố đổi mới sáng tạo là phải có tính siêu liên kết, các thành phần trong hệ sinh thái kinh tế số phải kết nối với nhau dễ dàng trên không gian số. Do đó việc tìm ra được một mô hình hợp tác công - tư phù hợp với chuẩn quốc tế cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng để chính quyền các thành phố như TP Hồ Chí Minh thu hút được đầu tư, thực sự đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới.

(Theo VTV Digital)

Kinh tế số sẽ góp 20% vào GRDP của tỉnh Quảng Bình

Kinh tế số sẽ góp 20% vào GRDP của tỉnh Quảng Bình

Mục tiêu trong Nghị quyết về chuyển đổi số của Tỉnh ủy Quảng Bình là kinh tế số chiếm 20% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn - PV) của tỉnh vào năm 2025.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap