Ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi không?_kqbd nu

TS.BS Phạm Văn Bình,ưđạitrựctràngcóthểchữakhỏikhôkqbd nu Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 15.000 ca mắc mới, tỉ lệ 13,4/100.000 dân, và khoảng hơn 7000 ca tử vong.

Trong khi đó, đây là căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90% nếu được phát hiện sớm, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.

Ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi không? - 1

Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện K (Ảnh: PV).

Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện khi bệnh ở giai đoạn sớm cho kết quả điều trị rất tích cực. Tiên lượng sống sau 5 năm theo giai đoạn là:

- Giai đoạn 0 và giai đoạn 1 được xem là giai đoạn rất sớm của bệnh và có tỷ lệ chữa khỏi cao. Sau phẫu thuật 94% số bệnh nhân sẽ sống được sau 5 năm.

- Giai đoạn 2: Khoảng một phần tư số người bị ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn này. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, sau khi phẫu thuật, số người bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn 2 có thể sống trên 5 năm lên đến 82%.

- Giai đoạn 3: Có 23% số ca mắc được chẩn đoán ở giai đoạn này. Tiên lượng phụ thuộc vào số lượng các hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư. Sau khi phẫu thuật, trên một nửa người bệnh (67%) sẽ sống ít nhất 5 năm.

- Giai đoạn 4: Khoảng 9% số người bệnh phát hiện mắc ung thư đại tràng khi khối u đã di căn sang các cơ quan khác tại thời điểm chẩn đoán. Đối với ung thư giai đoạn này, tỷ lệ sống thấp, chỉ có khoảng 11% số người bệnh sẽ sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn vào gan và các khu vực trong gan có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, theo một số nghiên cứu tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng 25-40%.

Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng còn cao, do đại đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn.

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 tuổi.

Đặc biệt ở người trẻ, các khối u đại trực tràng có tốc độ phát triển nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. 

Theo TS Bình, sở dĩ ung thư đại trực tràng ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển tăng nhanh do liên quan trực tiếp đến lối sống, chế độ ăn. Người dân dần thích nghi với lối sống của phương Tây, tiêu thụ nhiều thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau xanh, nạp nhiều chất béo, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu, hút thuốc lá... nhưng lại ít vận động, là những yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng. Bằng chứng là 57% người trưởng thành tại nước ta ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi lại ăn nhiều thịt; một nửa nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại. Tỉ lệ béo phì của Việt Nam cũng tăng lên.

Chuyên gia cảnh báo, nếu gặp phải những dấu hiệu như: Rối loạn tiêu hóa kéo dài; Chán ăn, khó tiêu, đầy bụng trên vùng rốn, ăn không ngon khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân, suy nhược; Đi ngoài nhiều lần; Giảm cân bất thường; Rối loạn bài tiết phân, đi táo, đi lỏng thất thường; Xuất hiện máu trong phân... cần đến viện sớm để được chẩn đoán và điều trị.