Các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật_bong da ty le tv
Thông tin trên được đại diện VSEC đưa ra tại Hội nghị "Bảo đảm ATTT trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử" được tổ chức ngày 1/11.
Cụ thể,áctổchứcnêndànhtốithiểungânsáchđầutưCNTTmỗinămchodịchvụbảomậbong da ty le tv theo đại diện VSEC, các nguy cơ an ninh mạng bao gồm: tấn công website, email lừa đảo, mã độc Cryptojacking (mã độc khai thác tiền ảo), mã độc tấn công thiết bị di động và mã độc tấn công APT (tấn công có chủ đích). Các cuộc tấn công này sẽ gây ra những tổn thất cho tổ chức, doanh nghiệp như mất mát dữ liệu, tổn thất tài chính hay thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đại diện VSEC đã đưa ra các kiến nghị, cách thức phòng chống tấn công như việc tổ chức định kỳ nâng cao nhận thức về bảo mật của đội ngũ nhân sự trong đơn vị, có thể mời các chuyên gia đào tạo để cập nhật, áp dụng tiêu chuẩn ATTT mới. Bên cạnh đó, các tổ chức cần định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ kỹ thuật, nhất là đội ngũ bảo mật. "Bởi vì, chúng tôi thấy rằng nhiều doanh nghiệp CNTT làm sản phẩm nhưng đội ngũ lập trình vẫn chưa đảm bảo ATTT ở mức cao nhất", đại diện VSEC nhấn mạnh.
Các tổ chức cũng cần sử dụng hạ tầng mạng của các đơn vị cung cấp uy tín để giảm thiểu rủi ro về ATTT, cần có danh mục xem các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa cũng như thường xuyên rà soát lỗ hổng định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần.
Ngoài ra, các đơn vị cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật của thế giới như ISO 27001 hay tối thiểu là PCI DSS cho hệ thống của mình. "Cuối cùng các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật", đại diện VSEC kết luận.