Fabet

Tin thể thao 24H Vì sao Trung Quốc dồn dập đầu tư vào startup Đông Nam Á?_kết qua bong đa

Vì sao Trung Quốc dồn dập đầu tư vào startup Đông Nam Á?_kết qua bong đa

Không phải Google,ìsaoTrungQuốcdồndậpđầutưvàostartupĐôngNamÁkết qua bong đa Facebook hay Microsoft, bộ đôi Alibaba và Tencent của Trung Quốc mới chính là thế lực lớn đứng sau các khoản vốn đầu tư vào những startup hứa hẹn nhất Đông Nam Á. Dường như họ đã nhận ra tiềm năng của khu vực và đang hành động để không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.

Thị trường nhiều hứa hẹn

Từ lâu, Đông Nam Á là địa bàn kinh doanh lý tưởng đối với các nước láng giềng. Ngoài khía cạnh công nghệ, nơi đây là nhà của hơn 600 triệu người với 6 thị trường chính là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Trong kỷ nguyên số, smartphone cũng là chất xúc tác quan trọng. Tương tự Ấn Độ, người dùng Internet Đông Nam Á chủ yếu lướt web trên di động, nhiều người bỏ qua PC và lên mạng bằng điện thoại, máy tính bảng.

Báo cáo của Google đồng tác giả năm 2016 cho thấy khu vực có 260 triệu người dùng Internet với 3,8 triệu người online mỗi tháng, con số có thể tăng lên 480 triệu người vào năm 2020. Dù chưa thể đạt đến mức độ như Trung Quốc, nó có nghĩa rằng cùng với Ấn Độ, đây là khu vực hứa hẹn nhiều tiềm năng công nghệ.

Cũng trong báo cáo này, nền “kinh tế Internet” của khu vực được dự báo đạt giá trị 200 tỷ USD năm 2025, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2015. Chỉ riêng thương mại điện tử được mong đợi tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025, một nửa đến từ Indonesia, quốc gia lớn thứ 4 thế giới.

Từ quan tâm đến đầu tư

Trong năm qua, các công ty Trung Quốc đang đi từ quan sát đến hành động. Tháng 4/2016, Alibaba rót 1 tỷ USD vào Lazada, đại diện cho khoản đầu tư lớn đầu tiên đến từ một doanh nghiệp Trung Quốc. Tiếp đến, tháng 6/2017, đại gia này chi thêm 1 tỷ USD khác để sở hữu 83% cổ phần Lazada. Nhân cơ hội, sàn giao dịch mở rộng sang lĩnh vực tạp hóa với việc mua lại Redmart của Singapore, đồng thời ra mắt dịch vụ tương tự Amazon Prime thông qua hợp tác với Netflix và Uber. Amazon được đồn chuẩn bị tiến vào Đông Nam Á trong năm nay.

Alibaba không dừng lại ở đây. Họ cũng thực hiện nhiều khoản đầu tư vào công nghệ fintech (tài chính ngân hàng) ở Đông Nam Á qua tổ chức tài chính Ant Financial. Ant Financial giao dịch với một vài cái tên như Ascend Money (Thái Lan), Mynt (Philippines), Emtek (Indonesia) và M-Daq (Singapore).

Trong khi đó, Tencent đầu tư vào công ty truyền thông Sanook của Thái Lan, chi 19 triệu USD vào doanh nghiệp truyền thông liên doanh với Ookbee, một công ty khác của Thái. Về sản phẩm, gã khổng lồ Internet tăng cường thúc đẩy dịch vụ âm nhạc Joox tại Đông Nam Á, đầu tư vào ứng dụng hát karaoke Smule của Mỹ đang có kế hoạch mở rộng địa bàn châu Á.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap