- Chồng tôi mất đi để lại khối tài sản khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên,ồngmấtvợcóđượcquyềnchiatàisảnchocátilekeo bongdahomnay khi tôi định chia cho các con của mình thì gặp phải sự phản kháng từ phía nhà chồng và chính các con.
Đánh đập, bêu riếu kẻ trộm: phạm tội "làm nhục người khác"
Điều kiện để trở thành luật sư
Cụ thể, tôi có 2 đứa con gồm 1 trai, 1 gái. Tôi định cho con trai 2 tỷ, con gái 3 tỷ và phần còn lại là của tôi. Cha chồng tôi đã chết chỉ còn mẹ chồng. Xin hỏi tôi có được quyền quyết định chia phần tài sản chung của vợ chồng không? Xin cảm ơn luật sư.
Ảnh minh họa |
Luật sư Nguyễn Thành Công tư vấn: Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hiểu là ngoài phần tài sản chung trong khối tài sản chung 10 tỷ đồng của vợ chồng bạn, chồng bạn không còn tài sản riêng nào khác và từ thời điểm chồng bạn chết, vẫn còn thời hiệu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, tài sản chung của vợ chồng bạn là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Khi chồng bạn mất đi, để lại khối tài sản chung khoảng 10 tỷ đồng (chúng tôi không rõ loại tài sản, nhưng có thể có những tài sản phải đăng ký quyền sử dụng như: bất động sản, xe cộ, sổ tiết kiệm,…), chúng tôi xác định di sản mà chồng bạn để lại chỉ là 5 tỷ đồng là một nửa khối tài sản chung, phần của bạn là một nửa. Do đó, theo nguyên tắc “quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu” tại Điều 158 Bộ luật Dân sự, bạn không được quyền định đoạt toàn bộ phần tài sản chung đó cho các con và chính bạn, mà phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo luật định và quyền định đoạt của bạn trong khối tài chung của vợ chồng sẽ được chia làm 02 trường hợp như sau:
Trường hợp chồng của bạn trước khi chết có để lại di chúc hợp pháp, phần của chồng bạn trong khối tài sản chung của vợ chồng sẽ được định đoạt theo ý chí được thể hiện trong nội dung của di chúc. Lúc này, bạn chỉ được định đoạt 5 tỷ (phần tài sản của bạn trong khối tài sản chung) và phần tài sản mà bạn được hưởng thừa kế từ chồng bạn theo nội dung di chúc và theo quy định pháp luật trong phần di sản thừa kế của chồng bạn.
Trường hợp chồng của bạn trước khi chết không để lại di chúc hoặc toàn bộ nội dung di chúc không hợp pháp hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Lúc này, di sản thừa kế mà chồng bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Liên hệ với trường hợp của bạn:
Nếu cha chồng bạn chết trước chồng bạn, 5 tỷ đồng sẽ được chia đều cho bạn, các con và mẹ chồng, mỗi người 1.25 tỷ đồng. Theo đó bạn sẽ chỉ được định đoạt 6.25 tỷ đồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (bao gồm 5 tỷ đồng phần tài sản riêng của bạn và 1.25 tỷ đồng được hưởng thừa kế từ chồng trong khối tài sản chung).
Nếu cha chồng bạn chết sau chồng bạn, 5 tỷ đồng sẽ được chia đều cho bạn, các con, mẹ, cha (người thừa kế là người thụ hưởng), mỗi người 01 tỷ đồng. Theo đó bạn sẽ chỉ được định đoạt 06 tỷ đồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (bao gồm 5 tỷ đồng phần tài sản của bạn và 01 tỷ đồng được hưởng thừa kế từ chồng trong khối tài sản chung).
Trường hợp này bạn nên thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng để phân chia phần di sản thừa kế của chồng và định đoạt khối tài sản chung đồng thời thực hiện việc đăng ký chủ quyền tài sản để tránh tranh chấp về sau. Cũng nói thêm, nếu con của bạn dưới 18 tuổi thì bạn sẽ là người đại diện pháp luật đương nhiên để quản lý phần tài sản mà 2 con của bạn được hưởng thừa kế từ cha.
Như vậy phản ứng từ gia đình chồng bạn là có cơ sở nhưng chỉ trong phạm vi phần quyền về thừa kế mà mẹ chồng được hưởng. Đây là việc liên quan đến nội bộ gia đình và không quá khó khăn để xác định trách nhiệm theo luật. Vì vậy tôi mong rằng gia đình bạn sẽ thỏa thuận được với nhau để quyết định đúng đắn.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công Công ty Luật TNHH Đông Phương luật.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Ông tôi trước khi chết có để lại 8 cuốn sổ tiết kiệm tổng cộng gần 600 triệu đồng. Bà tôi đã mất cách đây 12 năm.