Trẻ em dùng iPad, smartphone: Đâu là điểm dừng?_vđqg romania hôm nay
Sở dĩ quy định của “xứ vạn đảo” được chú ý đặc biệt như vậy bởi nó ra đời đúng thời điểm trẻ em Việt Nam bắt đầu kỳ nghỉ Hè,ẻemdùngiPadsmartphoneĐâulàđiểmdừvđqg romania hôm nay trong những ngày nóng kỷ lục.
Nên chăng “giữ chân” trẻ ở nhà bằng các thiết bị điện tử? Hay “cấm tiệt” chúng sử dụng các thiết bị máy tính bảng, smartphone để đảm bảo sự phát triển tự nhiên? Hay cho các em dùng có kiểm soát để các em bắt kịp xu thế công nghệ?
GS Văn Như Cương: Đừng coi máy tính bảng là “bảo mẫu”!
Bên cạnh sự hấp dẫn tự thân của máy tính bảng hoặc smartphone, việc trẻ em dưới 11 tuổi sử dụng tràn lan thiết bị này còn đến từ cách nghĩ đơn giản của phụ huynh. Rõ ràng, thay vì mất quá nhiều thời gian để trông nom, chơi đùa hoặc dỗ dành các em, việc đưa cho trẻ một chiếc máy tính bảng để các em tự “giữ trật tự”, tự giải trí là lựa chọn dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều.
Tại một vài gia đình, tôi đã từng chứng kiến cảnh cả 3 người (bố, mẹ, con) ngồi ở 3 góc, cùng chúi vào những chiếc máy tính bảng hoặc smartphone trên tay mình. Khi có khách đến chơi, trẻ em trong nhà cũng chỉ ậm ừ rồi lại dán mắt vào màn hình máy tính bảng. Nếu trong số khách có cả những em nhỏ, đến lượt vị khách tí hon này cũng nhấp nhổm, chỉ muốn được người lớn nhường cho máy tính bảng, thay vì chơi đùa, trò chuyện với em bé chủ nhà.
Về mặt sinh học hay tâm lý học, tôi cho đó là một câu chuyện không bình thường trong xã hội hiện đại. Giao tiếp, trao đổi với cộng đồng là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của cá nhân. Đặc biệt, điều này lại càng trở nên quan trọng với trẻ em ở độ tuổi đang hình thành nhân cách.
Hiện đại đến mấy, máy tính bảng hay smartphone cũng không thể thay thế cho những cảm nhận của các em về mối quan hệ gia đình, cộng đồng, hay về cuộc sống thật ngoài đời.
Ngoài ra, một cách tự nhiên, trẻ em dưới 11 tuổi dễ bị hấp dẫn bởi việc xem phim hoặc chơi điện tử trên máy tính bảng và smartphone, chứ ít khi tự giác sử dụng các thiết bị thông minh này để bổ sung, tìm kiếm kiến thức cho mình.
"Có nên cấm trẻ sử dụng iPhone, iPad?" là câu hỏi nhức nhối ở nhiều quốc gia |
Và, tôi khẳng định: việc xem phim hoặc chơi điện tử khiến trí óc các em phải làm việc với cường độ cao hơn và dần tạo cảm giác mệt mỏi uể oải, chứ khó lòng tạo nên sự thư giãn đầu óc sau những phút học tập.
Xã hội hiện đại mang đến những tiện ích đặc biệt từ máy tính bảng hay smartphone, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách đố về việc sử dụng các thiết bị này một cách khoa học và hợp lý. Những câu chuyện về nạn “nghiện game”, về sự chìm đắm trong thế giới ảo của trẻ em là minh chứng việc người dùng không đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân trước sự cám dỗ của công nghệ. Và ở độ tuổi dưới 11, trẻ em rất khó tự mình vượt qua những cám dỗ ấy.
Nếu chưa vào cấp 2, tôi phản đối việc để trẻ em tiếp xúc quá nhiều với máy tính bảng hoặc smartphone. Các bậc phụ huynh hãy hiểu rằng với con cái, sự gần gũi của cha mẹ, cũng như việc giáo huấn về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em là những thứ mà không thiết bị nào có thể làm thay được.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền: Không nên “giữ chân” trẻ bằng máy tính bảng, smartphone!