Cho đến tháng 3,ànhtrìnhsụpđổcủkqbd ireland Three Arrows Capital (3AC) vẫn quản lý khoảng 10 tỷ USD tài sản và là một trong các quỹ đầu tư tiền mã hóa (crypto) nổi bật nhất thế giới. Nay, doanh nghiệp này đã phải nộp đơn xin phá sản sau khi giá trị tiền mã hóa giảm không phanh và chiến lược giao dịch đầy rủi ro khiến 3AC không thể trả lại tiền cho chủ nợ.
Cơn đau dường như mới chỉ bắt đầu. Danh sách chủ nợ của 3AC dài dằng dặc. Khi thị trường tiền số “bốc hơi” hơn 1 nghìn tỷ USD từ tháng 4, nhà đầu tư đặt cược vào các doanh nghiệp như 3AC phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Sàn giao dịch tiền mã hóa Blockchain.com đối mặt với thiệt hại 270 triệu USD vì cho 3AC vay. Trong khi đó, công ty môi giới tài sản kỹ thuật số Voyager Digital nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi 3AC không thể trả lại 670 triệu USD tiền nợ. Công ty cho vay Genesis và BlockFi, nền tảng BitMEX và FTX cũng là nạn nhân.
Theo Nic Carter, đối tác tại Castle Island Ventures – quỹ tập trung vào đầu tư blockchain, mọi người đang rút khỏi các công ty cho vay tiền mã hóa.
Chiến lược của Three Arrows là vay tiền từ khắp nơi rồi đầu tư vào các dự án tiền mã hóa khác. 3AC đã tồn tại khoảng một thập kỷ, giúp cho hai nhà sáng lập Zhu Su và Kyle Davies đạt được mức độ tín nhiệm trong ngành công nghiệp tiền số. Zhu còn là host của một podcast về crypto phổ biến.
Hồ sơ tòa án mà CNBC được xem cho thấy các luật sư đại diện cho các chủ nợ của 3AC khẳng định Zhu và Davies chưa hợp tác với họ. Quy trình thanh lý tài sản cũng chưa bắt đầu, đồng nghĩa không có xu nào để trả cho chủ nợ.
Còn theo Bloomberg, khi tìm đến địa chỉ văn phòng của 3AC tại Singapore vào cuối tháng 6 để tìm kiếm tung tích các nhà sáng lập, mọi người chỉ thấy cửa đóng, máy tính không hoạt động, thư rơi vãi ngoài cửa. Những người làm ở các văn phòng lân cận nói không thấy ai ra vào thời gian gần đây.
Hành trình sụp đổ của 3AC
Sự sụp đổ của Three Arrows Capital có liên quan tới cú sập hồi tháng 5 của terraUSD (UST), một trong các dự án stablecoin phổ biến nhất tại Mỹ. Sự ổn định của UST phụ thuộc vào một chuỗi lập trình phức tạp với cam kết luôn giữ giá bất chấp biến động trên thị trường crypto. Các nhà đầu tư bị hấp dẫn với mức sinh lời hàng năm lên tới 20%, tỉ lệ mà nhiều chuyên gia phân tích, trong đó có Alkesh Shah – nhà chiến lược tài sản kỹ thuật số và crypto của Bank of America - cho là không bền vững.
Đợt bán tháo gây ra do UST và token anh em LUNA đã khiến các nhà đầu tư tiền mã hóa thiệt hại 60 tỷ USD. Nik Bhatia, Giáo sư tài chính và kinh tế học của Đại học Nam California, mô tả đây là quân cờ domino đầu tiên rơi vào “chuỗi ác mộng gian lận kéo dài”.
Trả lời Thời báo Phố Wall, 3AC nói đã đầu tư 200 triệu USD vào LUNA. Các báo cáo khác cho rằng khoản tiền đầu tư là khoảng 560 triệu. Dù con số chính xác là gì, nó cũng trở nên vô giá trị khi dự án thất bại. Sự cố làm rung chuyển lòng tin trong ngành và khiến thị trường mã hóa trượt dài.
Các chủ nợ của 3AC yêu cầu hoàn trả một phần tiền bằng hình thức call margin song không thành công. Đến lượt mình, các chủ nợ cũng không đáp ứng được nhu cầu từ các nhà đầu tư của mình, bao gồm các nhà đầu tư nhỏ lẻ hi vọng tỉ suất lợi nhuận 20%/năm.
Peter Smith, CEO Blockchain.com, trấn an các nhà đầu tư rằng sàn giao dịch của ông vẫn có tính thanh khoản, có khả năng trả nợ và khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng. Song, các nhà đầu tư từng nghe thấy những lời này trước đó. Voyager cũng nói như vậy vài ngày trước khi nộp đơn xin phá sản.
Theo Bhatia, tiền mã hóa không có nhiều biện pháp bảo vệ khách hàng đi kèm nên nhà đầu tư nhỏ lẻ không biết họ sẽ có kết cục ra sao. Khách hàng của Voyager Digital gần đây nhận được email thông báo sẽ mất một khoảng thời gian trước khi truy cập lại được số tiền mã hóa trong tài khoản của họ.
CEO Stephen Ehrlich cho biết trên Twitter rằng, sau khi trải qua thủ tục phá sản, khách hàng có thể nhận được một gói bao gồm số tiền mã hóa họ nắm giữ, cổ phần phổ thông trong Voyager mới, token Voyager và bất cứ đồng lãi nào lấy được từ 3AC. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chia sẻ với CNBC rằng, họ không nhìn thấy lý do để lạc quan.
Du Lam(Theo CNBC)