Xóa đói giảm nghèo nhờ cây dược liệu_wolfsburg nữ

Mô hình trồng tập trung cây dược liệu bản địa như sâm dây,óađóigiảmnghèonhờcâydượcliệwolfsburg nữ sâm đương quy… đã và đang giúp nhiều gia đình huyện vùng cao tỉnh Kon Tum có thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Từng là một hộ nghèo khó, thu nhập của gia đình chị Y Bia huyện Đăk Glei phụ thuộc vào diện tích đất rẫy đồi dốc trồng cà phê, bời lời... Năm 2015, được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã hỗ trợ giống sâm dây, chị Y Bia mạnh dạn phá bỏ cây cà phê chuyển sang trồng cây dược liệu. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình chị chủ yếu từ sâm dây được khoảng 30-40 triệu đồng/năm.

Để cải thiện tình trạng trồng cây dược liệu quy mô nhỏ lẻ, không tập trung ở một số hộ gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã Mường Hoong, Ngọc Linh (Đăk Glei) đã vận động chị em liên kết giúp nhau trồng sâm dây, sâm đương quy, chia sẻ kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo. Từ 50 kg cây giống được hội liên hiệp phụ nữ hỗ trợ, sau mùa thu hoạch đầu tiên, các hộ được nhận nguồn giống sâm nộp lại cho tổ liên kết 5 kg sâm giống để luân chuyển hỗ trợ giống cho các hộ phụ nữ khó khăn khác tiếp tục trồng.

Đến cuối tháng 5/2017, mô hình tổ liên kết phụ nữ dân tộc thiểu số trồng sâm dây tại hai xã Ngọc Linh và Mường Hoong đã có 60 thành viên tham gia với tổng diện tích khoảng 5 ha sâm dây. Với cách làm mới, có liên kết, mở rộng quy mô, diện tích, được hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm,… nhiều hộ gia đình đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

 

{keywords}

Vườn sâm tại huyện Tu Mơ Rông - Kon Tum

Mô hình trồng các cây dược liệu phù hợp thổ nhưỡng địa phương cũng đang được nhân rộng ở nhiều địa phương tỉnh KonTum. Những năm gần đây, người dân của huyện nghèo 30a Tu Mơ Rông cũng đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ cách làm này.

Để đưa cây sâm dây và sâm đương quy trở thành cây trồng chủ lực, Trạm khuyến nông huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng dự án phát triển cây sâm dây và sâm đương quy trên địa bàn huyện. Ban đầu trạm đã hỗ trợ kỹ thuật, giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng thử nghiệm trên diện tích 10ha, gồm 5 ha sâm dây và 5 ha sâm đương quy. Trạm liên kết với công ty chuyên kinh doanh dược liệu tại tỉnh với cam kết thu mua ổn định cho bà con với mức giá 70 nghìn đồng/kg.

Từng là một hộ nghèo khó, sau khi đưa cây sâm dây vào trồng trên diện tích hơn một ha đất rẫy, cùng xen canh thêm các loại cây ngắn ngày, bà Y Hlạng - xã Măng Ri huyện Tu Mơ Rông đã nâng cao được kinh tế hộ gia đình. Được xã cấp cây giống sâm đương quy, trồng trong khoảng hơn 100 m2 vuông đất xen trong lô cà-phê của nhà, trong vụ thu hoạch mới đây anh A Mới, xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rông thu được gần 20 triệu đồng.

Được biết, hiện nay Kon Tum đã phát triển trên 500 ha các cây dược liệu cho kinh tế cao. Từ nay đến năm 2020, tỉnh Kon Tum xác định mở rộng diện tích lên hơn 1.000 ha. Đây được xem là hướng đi mới góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

M.M - Bích Thủy (tổng hợp)