Việt Nam là 1 trong 3 thị trường thanh toán điện tử lớn nhất Đông Nam Á_lịch thi đấu bóng đá c2
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực,ệtNamlàtrongthịtrườngthanhtoánđiệntửlớnnhấtĐôngNamÁlịch thi đấu bóng đá c2 Việt Nam có nhiều tiềm năng để thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Tổng giá trị giao dịch thanh toán trực tuyến của Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, cùng tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến ở mức 15,7% vào năm 2025.
Theo Vietnam Mobile Wallet and Payment Market Opportunities của PayNXT360, ngành thanh toán di động tại Việt Nam dự kiến ghi nhận tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) là 22,8%, đạt 27,6 tỷ USD vào năm 2025. Phân khúc thanh toán bằng ví di động tính theo giá trị tăng với tốc độ CAGR là 23% trong giai đoạn 2018 - 2025.
Báo cáo Digital Payments Report 2021 của Statista cho thấy, tổng giá trị giao dịch trong phân khúc Thanh toán kỹ thuật số dự kiến đạt 20,8 tỷ USD vào năm 2022. Tổng giá trị giao dịch sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022 - 2026) khoảng 15,19%, dẫn đến tổng số tiền dự kiến là 36,62 USD vào năm 2026.
Cũng tại báo cáo trên, có 51,8 triệu người dùng thương mại kỹ thuật số tại Việt Nam vào năm 2021. Đến năm 2025, Statista ước tính số lượng người dùng trong phân khúc này sẽ tăng lên 70,9 triệu. Số lượng người dùng thanh toán qua POS di động cùng lúc sẽ tăng từ 28,6 triệu lên khoảng 34,6 triệu.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2020 - 2025, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi trung bình dao động từ 33 - 35 tuổi. Đây là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ trực tuyến đầy tiềm năng, và là yếu tố thúc đẩy thanh toán không tiền mặt mạnh mẽ.
Để tận dụng những ưu thế trên, theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không sử dụng tiền mặt trong thời gian tới thông qua các mục tiêu tại các Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; và Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu quan trọng của chương trình là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán.
Top 3 khu vực về thanh toán điện tử
Báo cáo thường niên của Google dự báo thị trường thanh toán online tại Việt Nam có thể xếp 3 khu vực Đông Nam Á vào năm 2025 về giá trị giao dịch.
Google, quỹ đầu tư Temasek Holdings (Singapore) và hãng tư vấn Bain & Co (Mỹ) đã cùng phát hành báo cáo thường niên về xu hướng kinh tế số tại 6 thị trường trong khu vực gồm: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Giới phân tích nhận định, sự bùng nổ về thanh toán trực tuyến tại Đông Nam Á dự kiến đạt 2.000 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2030, gấp 3 lần so với 10 năm trước.
Sự tăng trưởng của các phương tiện thanh toán kỹ thuật số đi cùng với sự gia tăng người dùng Internet trong khu vực, có thể lên tới 460 triệu người dùng ngay trong năm nay. Tuy nhiên, sau nhiều năm “tăng tốc”, thích ứng số đang “bình thường hoá” khi lượng người dùng mới dự báo chỉ tăng tổng cộng 20 triệu người trong năm nay, bằng một nửa so với con số tăng thêm của năm 2020 và 2021.
“Đây là một giai đoạn bình thường đã được dự báo của nền kinh tế số mà Đông Nam Á vừa đạt đến”, Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google Đông Nam Á cho biết.
Khu vực này cũng đang là “chiến trường” của các công ty thanh toán kỹ thuật số, gồm cả những công ty phương Tây như Adyen - trụ sở Amsterdam và Stripe - trụ sở San Francisco.
Xếp theo quốc gia, Indonesia tiếp tục là nền kinh tế số lớn nhất khu vực. Tổng chi tiêu trực tuyến tại Đông Nam Á sẽ tăng lên 130 tỷ USD vào năm 2025 và Việt Nam được dự báo xếp sau Indonesia và Thái Lan về giá trị giao dịch trực tuyến.
Trong khi đó, báo cáo của PWC Việt Nam (2021) cũng cho thấy khu vực Đông Nam Á đang có vị thế thuận lợi để chuyển dịch sang thanh toán không tiền mặt. Với cơ sở tiêu dùng 623 triệu người vào năm 2030, khu vực được dự đoán là nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu.
Thế Vinh