Cuốn sách làm sáng rõ nhiều vấn đề từng rất lờ mờ về văn hóa Óc Eo_đội hình olympique lyonnais gặp lorient
Cuốn sáchVăn hóa Óc Eo – Những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa 2017-2020là công trình công bố bước đầu về những kết quả thực hiện của Đề án nghiên cứu văn hóa Óc Eo năm 2017 - 2020. Đây là đề án khoa học có quy mô lớn,ốnsáchlàmsángrõnhiềuvấnđềtừngrấtlờmờvềvănhóaÓđội hình olympique lyonnais gặp lorient được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện từ năm 2017 - 2021. Tham gia thực hiện đề án này là 3 đơn vị hàng đầu về khảo cổ học tại Việt Nam: Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
Cuốn sách tập trung giới thiệu những kết quả khai quật, nghiên cứu mới nhất của khảo cổ học tại di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang). Nội dung cuốn sách được biên soạn bởi các chuyên gia khảo cổ học uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như PGS.TS Bùi Chí Hoàng (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), PGS.TS Bùi Minh Trí (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành), TS.Nguyễn Khánh Trung Kiên (Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), TS.Nguyễn Gia Đối (Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học), TS.Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ học) và đông đảo đội ngũ chuyên gia của Viện Hàn lâm KHXHVN. Tổng hợp nội dung và biên tập sách được thực hiện bởi PGS.TS. Bùi Minh Trí, Phó Chủ nhiệm đề án Óc Eo.
Cuốn sách dày 360 trang, khổ 25x25cm, in chất lượng cao bằng công nghệ in ofset 4 màu. |
Cuốn sách dày 360 trang, khổ 25x25cm, in chất lượng cao bằng công nghệ in ofset 4 màu. Ngoài các bản vẽ, bản ảnh di tích và hiện vật khảo cổ học tại khu di tích khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê và Nền Chùa, cuốn sách còn cung cấp rất nhiều bức ảnh vệ tinh và flycam chất lượng cao về các địa điểm khảo cổ học thuộc đề án Óc Eo, cũng như các mô hình 3D di tích được phục dựng từ kết quả nghiên cứu so sánh.
Cuốn sách gồm có 4 chương chính: Chương một - Khu di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa trong lịch sử nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ; Chương hai - Những phát hiện khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê. Nội dung chính của Chương này là công bố tổng quan kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) năm 2017 - 2020 của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Viện Khảo cổ học; Chương ba - Những phát hiện khảo cổ học tại Di tích Nền Chùa. Nội dung chính của Chương này công bố kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Nền Chùa (Kiên Giang) năm 2018 - 2020 của Viện Nghiên cứu Kinh thành; Chương bốn - Đánh giá tổng quan kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa năm 2017-2020.
Cuốn sách được biên soạn rất công phu, trình bày đẹp và rất có giá trị trong nghiên cứu văn hóa Óc Eo. |
Sáng rõ nhiều vấn đề từng rất lờ mờ
Nhiều chuyên gia và giới khảo cổ học đã rất hoan nghênh sự ra đời của cuốn sách này cũng như đánh giá đây là cuốn sách được biên soạn rất công phu, trình bày đẹp và rất có giá trị trong nghiên cứu văn hóa Óc Eo.
PGS.TS. Tống Trung Tín Nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhận định: "Đọc sách cuốn sách này, ta sẽ hiểu trong hơn ba năm này, Khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều phát hiện mới về văn hoá Óc Eo. Đề tài và công trình sách đã bước đầu vượt qua khuôn khổ những hồ sơ khô khan nhiều khi khó hiểu, thậm chí không hiểu được trong các thư viện mà đã biểu hiện bước đầu một cách trực quan sinh động qua những trang viết ngắn gọn, những bản vẽ, những bức ảnh đạt chất lượng cao, qua đó góp phần quan trọng vào việc nhìn nhận đánh giá giá trị của văn hoá Óc Eo trước mắt cũng như lâu dài. Dù mới chỉ bước đầu, nhưng các nhà nghiên cứu của ba Viện đã tiếp cận các giải pháp công nghệ hiện đại và tăng cường nghiên cứu so sánh giúp người đọc bước đầu nhận ra được nhiều vấn đề về di tích, di vật mà trước đây nhìn chung còn rất lờ mờ".
"Qua ấn phẩm chúng ta bước đầu hình dung được cụ thể hơn diện mạo của khu Di sản với một trung tâm lớn (Trung tâm Ba Thê - Óc Eo) kết nối với nhiều trung tâm vệ tinh (kiểu trung tâm Nền Chùa), một thành thị có nơi ở chủ yếu là nhà sàn ven kênh rạch khá đông đúc của nhiều thị dân, có các trung tâm Phật giáo, Ấn Độ giáo rất lớn, một thành thị có giao thương kết nối sôi động ngay trong cùng khu vực với Trung Bộ, Bắc Bộ Việt Nam nhưng cũng hết sức rộng rãi đến các vùng xa, thậm chí rất xa của Thế giới như Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Cận Đông, La Mã của một đô thị cổ đang phát triển rực rỡ giữa vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ và kênh rạch chằng chịt. Đó chính là thành công lớn của đề tài và của ấn phẩm", ông Tín khẳng định.
TS. Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, ông ấn tượng về nội dung cuốn sách, qua dung lượng vừa đủ và cấu trúc hợp lý, để chuyển tải được mục đích và ý tưởng của những cơ quan thực hiện, đáp ứng được người đọc nhiều đối tượng, phản ánh được giá trị khoa học cốt lõi để triển khai những bước tiếp theo. "Hình thức ấn phẩm hấp dẫn, trang trọng. Tư liệu bản ảnh, bản vẽ được chọn lựa sử dụng, đáp ứng được yêu cầu của một công bố mang tính phát hiện mới. Ấn phẩm giá trị này giúp những người nghiên cứu sớm tiếp cận được một đề án nghiên cứu mang tầm quốc gia", ông Quân chia sẻ.
Cơ sở quan trọng xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO vinh danh
PGS.TS. Đặng Văn Thắng - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng: "Ấn phẩm rất có giá trị về khoa học, đạt chất lượng cao về nội dung, đẹp về trình bày mỹ thuật, hấp dẫn và ấn tượng bản vẽ, hình ảnh được bố cục và thiết kế rất chuyên nghiệp. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và khoa học ghi nhận những thành quả nghiên cứu chung của đề án, thể hiện rõ những đóng góp quan trọng, thiết thực và rất hiệu quả của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cuốn sách là cẩm nang chính yếu trong nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá góp phần thiết thực trong xây dựng Hồ sơ khoa học đề cử UNESCO xem xét vinh danh Khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê là di sản văn hóa đại diện của nhân loại".
Đồng quan điểm, GS.TS. Nguyễn Văn Kim - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, trong cuốn sách này, các tác giả đã có nhiều chương và trang viết chuyên sâu về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo - Ba Thê trên ba tầm mức (hay ba vòng ảnh hưởng) là Việt Nam, Đông Nam Á và châu Á. Các luận cứ và quan điểm chuyên môn trình bày trong cuốn sách là cơ sở quan trọng cho việc tích cực chuẩn bị xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO xem xét, vinh danh Khu di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa là Di sản Văn hóa Thế giới.
Tình Lê
Những phát hiện khảo cổ mới làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo
Kết quả thực hiện đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm "Văn hóa Óc Eo - những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa 2017-2020" công bố nhiều kết quả quan trọng.