Thảm kịch ít người biết đến trong vụ đánh bom ở Sri Lanka_ket qua juventus

“Hắn lái xe đến vào khoảng 8h30 sáng và họ nói với hắn rằng buổi lễ đã kết thúc”,ảmkịchítngườibiếtđếntrongvụđánhbomởket qua juventus Giám mục Joseph Ponniah tại nhà thờ St. Mary ở Batticaloa, miền Đông Sri Lanka kể lại, “Sau đó hắn đến nhà thờ tiếp theo”. 

{keywords}
Nhà thờ Zion sau khi bị tấn công ngày 21/4.

Việc thay đổi giờ tổ chức đã cứu sống hàng trăm người bên trong nhà thờ St. Mary, những người đã về nhà tại thời điểm Azar đi qua cánh cổng cùng âm mưu đánh bom tự sát, giết hại toàn bộ người ở đây. Tuy nhiên, lỗi sai giờ của Azar lại đem đến sự tang thương cho buổi truyền giáo của nhà thờ Zion gần đó. 

Theo kênh CNN, hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy tên Azar đi dọc con đường dẫn đến nhà thờ Zion lúc 8h51, mặc áo phông màu hồng, quần thụng và đeo ba lô xanh đậm. Đó cũng là loại túi các kẻ đánh bom khủng bố khác sử dụng khi tiến hành tấn công vào nhiều nhà thờ và khách sạn hạng sang ở khắp Sri Lanka vào sáng 21/4 khiến trên 250 người thiệt mạng.

Xem video tên Azar tiếp cận nhà thờ Zion. Nguồn: CNN

Bị cấm vào cửa

Bên trong nhà thờ Zion, hàng chục trẻ em vừa kết thúc buổi học tại trường Chúa Nhật. Các video cho thấy các em quây quần thành vòng tròn cầu nguyện và hát ít phút trước khi kẻ thủ ác kích nổ bom. Sau khi buổi học kết thúc, vài em chạy ra ngoài ăn sáng chờ đợi đến giờ lễ chính bắt đầu vào 9h. 

Azar tiếp cận cửa nhà thờ. Hắn muốn vào bên trong tòa nhà để gây thiệt hại lớn nhất. Tuy nhiên, hắn một lần nữa bị đẩy lui. Hai nhân viên nhà thờ là Ramesh Raju và Rasalingam Sasikumar đã chặn Azar lại trước khi hắn kịp bước qua cửa. 

“Ramesh và Sashee đều đã ngăn hắn ta vào nhà thờ”, ông Rajeevkaran Vimalaretnam, kỹ thuật viên âm thanh 38 tuổi cho biết, “Họ từ chối cho hắn vào trong và yêu cầu hắn rời đi”. Vimalaretnam kể lại Azar đã bị ngăn lại bởi vẻ ngoài khả nghi. Khi được hỏi vì sao lại đeo túi to vậy, Azar trả lời rằng muốn quay lại buổi lễ. Hai nhân viên trên nói họ sẽ phải xin phép mục sư. Trong lúc họ tranh luận, Vimalaretnam đi vào bên trong, nơi gần 500 người đang ngồi. 

{keywords}
Vimalaretnam Rajeevkaran bị mất mẹ trong vụ đánh bom nhà thờ Zion. (Ảnh: CNN)

Đó chính là khi Azar quyết định từ bỏ nỗ lực và kích hoạt bom ở ngoài nhà thờ, nơi những đứa trẻ vừa kết thúc buổi học tôn giáo đang chạy nhảy. Quả bom hắn đem theo nổ tung, cướp đi sinh mạng của 29 người, trong đó có cả 2 người đàn ông chặn hắn lại. “Nếu hắn vào trong và đi đến trung tâm, tôi cũng sẽ chết”, kỹ thuật viên Rajeevkaran Vimalaretnam nói, “Và số nạn nhân phải lên đến 200 – 300 người”. 

Những đứa trẻ xấu số

Khi biết rằng một thảm kịch tang thương hơn đã bị đẩy lui, gia đình của những người thiệt mạng trong vụ đánh bom nhà thờ Zion cũng được an ủi phần nào. 14 người trong số nạn nhân là trẻ em đến học trường Chúa Nhật. Hai anh em Sharon Stephen Shanthakumar, 12 tuổi và Sarah Hepzibah Shanthakumar, 10 tuổi cũng trong số đó. Hai bé là con của đôi vợ chồng Vairaperumal và Kaowsalya Shanthakumar. 

Kaowsalya đang trên đường đón con bằng xe tuk tuk. Cô còn cách đích khoảng 100 mét khi trông thấy khói đen bốc lên từ nhà thờ. “Lúc tôi đến gần hơn, tôi nhìn thấy đám đông đứng bên ngoài. Họ cho tôi biết đã xảy ra một vụ nổ bình ga. Tôi nói với họ rằng các con tôi học ở đây song họ không cho tôi vào”, người mẹ 39 tuổi nhớ lại. 

{keywords}
Thảm kịch ít người biết đến trong vụ đánh bom ở Sri Lanka

Chồng cô sau đó cũng đến nhà thờ nhưng họ không tìm thấy hai đứa trẻ. Vì thế họ vội vã chạy đến bệnh viện. “Tôi chứng kiến các bác sĩ cố gắng lấy lại nhịp tim cho con bé bằng cách sốc điện”, bà Shanthakumar kể về khoảnh khắc cuối cùng của con gái Sarah, “Không lâu sau đó, họ nói với tôi rằng con gái tôi đã chết”. Ngoài một vết thương nhỏ, bà kể Sarah dường như không bị vết thương lớn nào. “Con bé bị chảy máu hai bên tai, ngoài ra trông con tôi vẫn hoàn hảo và xinh đẹp”. 

Nhưng sự việc xảy ra hoàn toàn khác với cậu bé Sharon. “Hôm sau, chồng tôi đến nhà thờ để nhận dạng con trai. Họ không cho tôi gặp thằng bé. Con trai tôi đã cháy đen. Họ phải nhận dạng thằng bé bằng răng”. 

Con út của đôi vợ chồng này là bé Salisha 5 tuổi đã không đi học hôm đó. Bé là tất cả những gì còn lại đối với họ. Từ sau vụ tấn công, cô bé trở nên trầm lặng và thu mình lại, băn khoăn không biết anh chị mình đã đi đâu. 

Trung tâm của cực đoan hóa

Vụ thảm sát xảy ra tại Batticaloa, cách thủ đô Colombo 8 giờ lái xe, đây là thành phố bị nhiều kẻ đánh bom liều chết nhắm đến nhất và cũng là tâm điểm của truyền thông. Hơn thế, vùng đất phía Đông Sri Lanka này là mảnh ghép quan trọng của câu đố vì sao 8 người đàn ông và 1 phụ nữ đánh bom tự sát dịp lễ Phục sinh đã bị cực đoan hóa.  

Azar xuất thân từ thị trấn Kattanbudy nơi tập trung đông đảo người Hồi giáo ở Batticaloa. Kattanbudy được cho là mảnh đất tuyển quân của tổ chức Hồi giáo cực đoan National Tawheed Jamath (NTJ), tự xếp ngang hàng với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) khét tiếng. 

Thủ lĩnh của NTJ là tu sĩ Zahran Hashim với luận điệu thù hận. Hắn đã cho nổ tung thân mình trong khách sạn Shangri-La ở Colombo. Cha và hai người em của hắn cũng tự sát bằng thiết bị nổ khoảng 1 tuần sau đó ở nhà riêng, đem theo vợ và con cái. 

{keywords}
Con chiên nhà thờ Zion cầu nguyện tại một hội trường chung ngày 5/5. (Ảnh: Reuters)

Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh khẩn cấp trong bối cảnh cảnh sát cố gắng vây bắt những phần tử còn lại của NTJ. 

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena nhiều lần bác bỏ thông tin ông đã được lực lượng tình báo cảnh báo về vụ tấn công từ vài tuần trước đó. Ông Sirisena đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng và người đứng đầu lực lượng cảnh sát nước này từ chức. 

Trong khi các lực lượng an ninh nỗ lực đưa tình hình về thế kiểm soát, các điểm cầu nguyện vẫn bị xem là những mục tiêu tấn công nguy hiểm. Tổng giám mục Colombo, Giáo chủ hồng y Malcolm Ranjith, đã yêu cầu các nhà thờ Công giáo hủy Thánh lễ Chủ nhật tới đây cũng như yêu cầu các trường học Công giáo tiếp tục đóng cửa. 

Giữa bối cảnh các cộng đồng tôn giáo đề cao cảnh giác về các vụ tấn công trong tương lai, sự phân biệt giữa các nhóm tôn giáo đang trở nên rõ rệt hơn. Một người Hồi giáo sống ở Batticaloa nói với CNN rằng người dân không dám ra khỏi nhà vì mối nghi ngờ của cộng đồng đối với họ đang gia tăng. Một thánh đường ở Kuliyapitiya đã bị đám đông ném đá vào tối 1/5. 

Tổng thống Sri Lanka cũng tạm thời cấm người đạo Hồi đeo khăn choàng che mặt burqa, miêu tả khăn che mặt là “một nguy cơ an ninh”.

Theo Báo Tin tức