Kamal Singh lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cha cậu làm lái xe tại quê nhà ở Vikaspuri,ầnđồngmúabalêẤnĐộtừsốkhôngđiđếnnướbóng đá quốc tế Delhi. Dù thiếu thốn trăm bề nhưng người cha vẫn cố gắng để Kamal theo học tại lớp dạy múa của thầy Fernando Aguilera - một nghệ sĩ rất nổi tiếng ở Ấn Độ.
Lớp học của cậu gồm 12 sinh viên. Họ cùng nhau tập luyện chăm chỉ với một mục tiêu duy nhất là thành danh trong bộ môn nghệ thuật múa ba lê này.
“Khi biết tin mình trúng tuyển vào Học viện ba lê Anh quốc, tôi rất vui mừng đồng thời cũng lo lắng vì vấn đề học phí. Tuy nhiên, thầy Fernando nói nhiệm vụ của tôi là tập trung vào việc múa ba lê và khiêu vũ”, Kamal kể lại.
Kamal Singh lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn ở Ấn Độ.
Thật ra, ngay từ buổi học thử đầu tiên của chàng trai trẻ đến từ Delhi, thầy Fernando đã biết mình vừa phát hiện ra một tài năng đặc biệt trong bộ môn ba lê. Ngay lập tức, thầy đã thuyết phục cha mẹ Kamal cố gắng cho anh theo đuổi con đường này, đồng thời hỗ trợ học phí cho cậu học trò cưng trong suốt 3 năm học.
Đến khi Kamal trúng tuyển vào Học viện ba lê Anh quốc, thầy Fernando lại bắt đầu kêu gọi tài trợ từ cộng đồng để hỗ trợ học phí cho cậu. Sinh viên theo học tại Học viện này cần 8.000 USD mỗi năm, chưa kể tiền thuê nhà và ăn uống. Con số này là quá lớn đối với một gia đình lao động tại Ấn Độ.
Nếu không có sự trợ giúp đến từ người thầy đáng kính, tài năng của Kamal sẽ mãi mãi không được thế giới biết đến.
“Ba lê như một chất gây nghiện vậy. Một khi bạn đã đam mê thì không cách nào có thể dứt ra được”, Kamal chia sẻ.
“Kamal là một nghệ sĩ ba lê thiên bẩm. Trường hợp của cậu là minh chứng cho câu nói ‘Tài năng có thể bị che giấu ở những nơi bạn không bao giờ ngờ tới’”, Viviana Durate, Giám đốc Học viện ba lê Anh quốc nói.
Niềm đam mê múa ba lê cũng đến với Kamal một cách rất tình cờ. Trước đó, cậu không hề có chút ý niệm nào về bộ môn nghệ thuật này.
“Bốn năm trước, tôi vô tình xem được bộ phim do Ấn Độ sản xuất có tên “Any Body Can Dance”. Bộ phim đó khẳng định bất cứ ai cũng có thể múa ba lê được. Hình ảnh những chàng trai với thân hình cường tráng, nâng các nữ vũ công chỉ bằng một tay đã gây ấn tượng mạnh trong tôi. Chỉ với khoảnh khắc đó thôi, tôi đã xác định được tương lai của mình”, Kamal nói
“Tuy nhiên gia cảnh khó khăn không cho phép tôi dễ dàng theo học ba lê. Tôi và thầy Fernando đã phải thuyết phục ba mẹ rất nhiều”.
“Ba lê là sự kết hợp tuyệt vời giữa thể xác và não bộ. Mọi động tác phải được thực hiện một cách chuẩn xác để tránh những chấn thương không đáng có”.
Dù khó khăn phía trước vẫn còn rất nhiều, nhưng Kamal vẫn lạc quan với tương lai của mình.
“Ba lê như một chất gây nghiện vậy. Một khi bạn đã đam mê thì không cách nào có thể dứt ra được”, Kamal chia sẻ.
Trong năm qua chỉ có 3 chàng trai trúng tuyển vào Học viện ba lê Anh quốc. Cả ba người đều đến từ đất nước có môn nghệ thuật múa ba lê không quá phát triển.
Thời Vũ(Theo BBC)
Thần đồng vào ĐH năm 11 tuổi, lớn lên quyết đi làm ở tiệm ăn nhanh
“Tôi cảm thấy áp lực với cách gọi 'thiên tài'. Làm ở tiệm ăn nhanh, tôi thích thú với vẻ mặt ngạc nhiên của khách hàng khi thấy mình có thể tính nhẩm số tiền họ phải trả mà không cần phải sử dụng đến máy tính”.