Cùng đó,ệnTâySơndạynghềcholaođộngnôngthônsaunătyle nhacai 88 cơ cấu nghề đã có sự chuyển biến tích cực, theo đó có 40% nông dân học các nghề nông nghiệp, 60% học các nghề phi nông nghiệp.
90% lao động học nghề nông nghiệp có việc làm sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ này ở nghề phi nông nghiệp là 80%. Các nghề được nhiều lao động chọn là: May công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi - thú y, điện dân dụng, cơ khí hàn tiện, sửa chữa máy nông nghiệp, nấu ăn.
Huyện Tây Sơn dạy nghề cho 4.600 lao động nông thôn sau 10 năm. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Với các kiến thức, kỹ năng được truyền đạt, cập nhật, các học viên đã áp dụng thành công vào sản xuất; góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Bà Trần Thị Bích Lệ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tây Sơn chia sẻ, cái được lớn nhất là người dân đã thay đổi nhận thức, hành vi trong sản xuất, chăn nuôi; mạnh dạn áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhiều người đã thay đổi nhận thức, xem trọng việc học hơn, giảm dần cách nghĩ rằng chỉ cần “nghề dạy nghề” là đủ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực khiến các lớp học tổ chức sau này dần thuận lợi hơn.
Hải Nguyên