Những câu hỏi đầy khắc khoải trong 'Gia đình trộm cắp'_bảng xếp hạng đá bóng thế giới
Tác phẩm được chắp bút bởi đạo diễn Kore-eda Hirokazu chuyển thể từ phim điện ảnh cùng tên (tên tiếng Anh: Shoplifters) đã thắng giải Cành Cọ Vàng ở Liên hoan phim Cannes 2018 do chính ông làm đạo diễn.
Kore-eda Hirokazu sinh năm1962 là đạo diễn,ữngcâuhỏiđầykhắckhoảitrongGiađìnhtrộmcắbảng xếp hạng đá bóng thế giới nhà sản xuất phim, biên kịch và biên tập viên người Nhật. Ông được biết đến với những bộ phim phản ánh những góc khuất của xã hội hiện đại Nhật Bản, ông luôn hướng đến những số phận vô danh, quan tâm đến mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình cha-con.
“Gia đình trộm cắp” – cuốn tiểu thuyết khiến người đọc khắc khoải với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?”. |
“Gia đình trộm cắp” xoay quanh câu chuyện về một gia đình kỳ lạ với 5 con người nghèo khổ không có bất kỳ mối liên hệ ruột thịt nào. Đó là người đàn ông tên Osamu và một phụ nữ tên Nobuyo coi nhau như vợ chồng. Họ là những người lao động chân tay với đồng lương bèo bọt thường đi ăn cắp thực phẩm ở các cửa hang tiện ích, siêu thị. Cô gái trẻ Aki phải làm việc trong một câu lạc bộ phục vụ tình dục. Cậu bé 10 tuổi Shouta và người bà lớn tuổi Hatsue. Vì những hoàn cảnh khác nhau họ sống cùng nhau như một gia đình với ba thế hệ trong căn nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa chung cư bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của Hatsue và “nghề” trộm cắp vặt.
Câu chuyện bắt đầu vào một tối trên đường trở về nhau sau khi thực hiện “công việc” ăn cắp tại một siêu thị, Osamu cùng cậu bé Shouta dẫn về nhà cô bé Yuri có nhiều vết thương trên cơ thể. Sau một đêm ở chơi, cô bé bất đắc dĩ trở thành thành viên trong ngôi nhà. Kể từ khoảnh khắc cô bé xuất hiện, mỗi người trong gia đình đều có những chuyển biến nội tâm riêng.
Mặc dù bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là cuộc sống của những người dưới đáy xã hội nhưng không khắc họa sự đau khổ mà tràn ngập sự tươi vui, ấm áp và dí dỏm. Những con người dù phải sinh hoạt trong một căn nhà chật hẹp, mỗi người không có không gian riêng tư nhưng họ luôn hạnh phúc với điều đó, tận hưởng từng khoảnh khắc cùng người thân húp xì xụp một nồi mì gói hay món bánh rẻ tiền.
Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết cũng cho thấy một quy luật tất yếu, mọi sự dối trá và phạm luật đều phải trả giá. Hạnh phúc của “gia đình trộm cắp” như mọi giấc mơ tỉnh dậy đều sẽ tan vỡ khi vướng vào vòng lao lý ở cuối truyện. Và có những thứ, thật không may, khi đã mất đi người ta mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Nhưng đây cũng chính là thời điểm các thành viên trong gia đình thể hiện khát khao tình người, sự sẻ chia, hy sinh cho nhau.
Diễn biến của của câu chuyện còn đưa người đọc đến với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?” và “thế nào là một gia đình?”. Liệu rằng khi không có sự kết nối, không có tình yêu thương, gần gũi, vỗ về có tạo nên một gia đình hoàn thiện? Cuốn tiểu thuyết cũng khơi gợi niềm tin rằng, con người không có quyền lựa chọn gia đình cho mình nhưng có thể tìm thấy thế giới riêng ở đó họ được yêu thương và có động lực vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc sống sống.
Dù cho đến cuối cùng, Osamu và Nobuyo không được nghe Shouta và Yuri gọi một tiếng “bố”, tiếng “mẹ” như khao khát từ trong sâu thẳm trái tim nhưng điều quan trọng họ nhận thấy giá trị thực sự của gia đình, của tình người và như nhân vật Nobuyo đã nói trong cuốn tiểu thuyết: "Không phải ai biết mang bầu, đẻ con cũng có thể trở thành một người mẹ".
“Gia đình trộm cắp” thực sự là tác phẩm có khả năng “kết nối những xung đột trong một thế giới nhiều chia cắt và cách biệt” như chính tác giả, đạo diễn Kore-eda Hirokazu nói.
Tình Lê
Sách của bậc thầy về marketing và nhân sự có mặt tại Việt Nam
Tiến sĩ Alok Bharawaj có mặt tại Việt Nam để giới thiệu về 2 cuốn sách mới của mình.