Nhà báo Mitsuko Shimomura nói chuyện với sinh viên ĐH Việt Nhật_tỷ số ngoại hạng anh

 - Trong buổi trò chuyện với sinh viên Trường ĐH Việt Nhật chiều ngày 16/5,àbáoMitsukoShimomuranóichuyệnvớisinhviênĐHViệtNhậtỷ số ngoại hạng anh bà Mitsuko Shimomura đã đưa ra những lý giải vì sao bà quyết định thành lập một ngôi trường dạy cách sống sau nhiều năm làm báo. 

Hội thảo được tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo về “Giáo dục khai phóng – Triết lý giáo dục con người” của trường này.

{keywords}

Nhà báo Mitsuko Shimomura, 80 tuổi chia sẻ tại buổi nói chuyện với sinh viên Trường ĐH Việt Nhật

“Là nhà báo, tôi luôn tâm niệm phải viết những bài báo giúp xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhưng như thế vẫn chưa đủ” – bà nói.

Bà Shimomura từng là Tổng biên tập tờ báo hàng đầu Nhật BảnAsahi Journal, nhận được nhiều giải thưởng báo chí trên thế giới, là người viết và biên dịch 40 đầu sách, trong đó có những cuốn “best - seller” mà bà là đồng tác giả như “Made in Japan”.

Tổ chức buổi nói chuyện với bà Shimomura, mục đích của Trường ĐH Việt Nhật là mong muốn tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam cơ hội để suy nghĩ về phương châm sống, mục đích sống.

Chia sẻ về cuộc đời mình, Shimomura cho biết bà lớn lên và trưởng thành trong những năm tháng hậu chiến – khi mà đất nước Nhật Bản còn nghèo khổ, thiếu ăn.

“Tuy nhiên, việc là một nước thua trận lại đem lại ý nghĩa tích cực cho cuộc đời của chúng tôi”.

“Trong bối cảnh đó, người Nhật Bản làm việc chăm chỉ và trong một thời gian ngắn trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới” – bà nói.

“Với hiến pháp mới, trong đó có quy định về bình quyền, tôi được lựa chọn con đường mình đi mặc dù vẫn còn kỳ thị, nhưng tôi cảm thấy mình may mắn khi nhận được điều đó. Trước khi vào Asahi, tôi từng học cao học ở Mỹ, trong một thời kỳ mà hiếm có người phụ nữ Nhật Bản nào sống ở nước ngoài. Tôi trở thành nữ đặc phái viên đầu tiên của tờ Asahi ở New York. Trong nhiều giải thưởng mà tôi nhận được, tôi cũng là người phụ nữ đầu tiên”.

Bà cho rằng, người Nhật Bản sau chiến tranh đã nỗ lực làm việc. 

Tuy nhiên “cùng với sự giàu có về kinh tế, trái tim người Nhật đang trở nên nghèo nàn”.

Nhiều người đã đánh mất những tố chất căn bản vốn có như mỹ đức, trái tim hòa đồng của phương Đông, đạo làm người, lòng vị tha, lòng tốt, tính khiêm nhường, trái tim biết đến đâu là đủ…

“Tôi không nói rằng Nhật Bản có nhiều cái xấu. Nhật Bản có rất nhiều điều tốt đẹp. Nhưng trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa vật chất lên ngôi, người ta chạy theo những cái hữu hình như quyền lực, tiền bạc…, xã hội trở nên cạnh tranh hơn. Ai cũng muốn vào trường tốt, được làm việc ở những công ty tốt. Điều đó không xấu, nhưng nó khiến người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau. Tầm quan trọng của thiên nhiên, của tâm hồn đã bị lãng quên” – bà nói.

“Tôi cảm thấy rằng, trong xã hội Nhật Bản hiện nay, người trẻ không có ước mơ, niềm tin vào tương lai, không tìm thấy đam mê của mình. Tỷ lệ tự sát cao, tình trạng bắt nạt ở trường học đáng báo động hơn, xã hội nhiều người cô độc hơn… Sợi dây kết nối trong xã hội, trong gia đình ngày càng mờ nhạt” – cựu nhà báo 80 tuổi chia sẻ.

{keywords}

Nhà báo Mitsuko Shimomura từng là Tổng biên tập tờ Asahi Journal

Bà cho rằng mỗi người khi sinh ra thường sống một cách bản năng, ít khi tự đặt ra câu hỏi: Sự sống là gì? Sinh mệnh là gì và phải sống như thế nào?. Ngôi trường mà bà là người sáng lập sẽ giúp mọi người tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Ý tưởng về ngôi trường của bà đang được thành hình trước khi thảm họa động đất và sóng thần lịch sử vào năm 2011 xảy ra một tháng. 

Sau thảm họa, những học viên dự định theo học ở ngôi trường của bà có người đã chết, có người mất người thân, công ty phá sản. Bà đã nghĩ rằng ý định mở trường là bất khả thi. Song những người ở Fukushima nói rằng đây chính là lúc họ phải tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó.

“Bởi vì họ đang phải đối mặt với việc ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Nếu không thể đối mặt với những vấn đề này, họ khó có thể sống tiếp”.

Những học viên xuất phát từ mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. 

“Họ chỉ cần là con người, từ 15-80 tuổi, từ giám đốc tới nông dân, nội trợ. Ngôi trường của tôi không cấp cho họ bằng cấp, chứng chỉ, cũng không làm đẹp thêm CV của họ. Và bản thân tôi không phải là người dạy, mà cũng là một học viên” – bà nói.

Bà gọi ngôi trường của mình là một lớp học – nơi mà mọi người chỉ gặp gỡ nhau mỗi tháng một lần. Mỗi buổi gặp gỡ kéo dài từ 10 giờ sáng tới 9 giờ đêm. Ở đó, họ chia sẻ về cuộc sống của nhau, học thiền, bàn về quan điểm của Phật giáo, thuyết trình, tranh luận, chia sẻ cho nhau những cuốn sách về cách sống…

Họ bàn về nỗ lực “hồi sinh tâm hồn người Nhật” và các vấn đề như “đâu là nền tảng mà chúng ta cần sống vì nó”, “hạnh phúc thực sự là gì”, “phải làm gì để xây dựng một xã hội tốt hơn”…

Trong khuôn khổ buổi nói chuyện, bà bày tỏ mong muốn những người trẻ Việt Nam hãy suy ngẫm về những giá trị không thể tính toán được bằng những con số. 

“Việt Nam đang phát triển kinh tế rất nhanh. Các bạn đừng đi theo vết xe đổ của Nhật Bản, mà hãy vừa giàu có về vật chất vừa nuôi dưỡng về tâm hồn”.

  • Nguyễn Thảo