Thị trường thanh toán điện tử sắp bước vào cuộc chiến sinh tồn
TheếpVTCCầnrachếtàibắtbuộcngânhàngkếtnốivớicáctổchứctrunggianthanhtoánữ real madrido phân tích của ông Dương Thế Lương, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty VTC, thị trường dịch vụ trung gian thanh toán đang bị phân mảnh, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt quá mức cần thiết, gây lãng phí tài nguyên của xã hội và khó kích thích thanh toán không dùng tiền mặt.
Bên cạnh những rào cản rất lớn của một nền kinh tế không dùng tiền mặt như: thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng, điều kiện về hạ tầng CNTT và tâm lý ngại chuyển đổi của nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán không phải ngân hàng ở Việt Nam hiện tại còn đối mặt với một thách thức rất lớn, đó là sự phân mảnh của thị trường.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 50 ngân hàng thương mại trong nước, 60 ngân hàng nước ngoài và 27 đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán không phải ngân hàng. Theo các quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP và Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt thì về cơ bản tất cả các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước đều là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Trong thời gian qua nhiều ngân hàng đã và đang cung cấp dịch vụ tương tự các tổ chức trung gian thanh toán không phải ngân hàng (chẳng hạn chủ động kết nối đến các website bán hàng trực tuyến, tự tổ chức cung cấp dịch vụ, bán hàng trên tập khách hàng của mình). Thay vì kết nối qua các đơn vị trung gian thanh toán thì các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chấp nhận thanh toán trực tuyến với các doanh nghiệp lớn như viễn thông, điện lực, bảo hiểm, taxi lại tiếp cận trực tiếp với các ngân hàng hoặc đơn vị trung gian thanh toán ruột của mình. Những yếu tố này đang làm cho thị trường bị phân mảnh, trong khi hạ tầng kết nối đến ngân hàng rất khó hoàn thiện và chi phí tăng cao.
Theo ông Dương Thế Lương, tại Trung Quốc hiện chỉ có 2 nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán lớn nhất là AliPay và WeChat Pay chiếm lĩnh 92% thị trường thanh toán. Theo nhận định của VTC đến thời điểm ổn định, phần lớn thị trường thanh toán điện tử của Việt Nam sẽ nằm trong tay từ 2-3 nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Như vậy, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực trung gian thanh toán hiện nay và trong năm tới cực kỳ khốc liệt mà lợi thế sẽ đến với các doanh nghiệp trường vốn và chấp nhận rủi ro cao.
Chính vì vậy mà trong những năm gần đây dòng vốn nước ngoài đã đổ vào lĩnh vực trung gian thanh toán với khối lượng rất lớn, điển hình như tại VNPT Pay có 62% vốn thuộc về hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Paymen Service và UTC Investment; True Money (Thái Lan) nắm giữ 90% vốn của IPay; Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản) đã mua 64% vốn của Payoo; MOL Global (Malaysia) sở hữu 50% cổ phần tại Cổng thanh toán Ngân Lượng. Các đơn vị như Bảo Kim, ZaloPay, Momo cũng đều có vốn đầu tư nước ngoài. Cuối năm 2017, AliPay của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) đã ký hợp tác chiến lược với Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) để chuẩn bị cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử cho khách Trung Quốc vào Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán hiện nay đều phải bỏ chi phí rất lớn để khuyến khích, tạo thói quen cho người dùng sử dụng dịch vụ, lôi kéo và giữ chân người dùng, đòi hỏi nhà đầu tư phải bơm nguồn vốn lớn hoặc điều tiết từ lĩnh vực kinh doanh khác và chấp nhận rủi ro cao.