Kế hoạch xóa bỏ các hạn chế về khí thải ôtô và tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể giúp General Motors (GM) hưởng lợi. Nhưng hãng lại đang nổi lên như "kẻ thua cuộc" lớn nhất Detroit trước những thay đổi dự kiến trong chính sách ôtô của ông,đốimặtlợibấtcậphạivớichínhsáchôtôcủaôsố liệu thống kê về al-nassr gặp al taawon theo Reuters.
Detroit được mệnh danh là "Motor City" hay thủ phủ ngành công nghiệp ôtô Mỹ, nơi đặt trụ sở của Big Three (bộ ba lớn) gồm General Motors (GM), Ford và Stellantis (trước đây là Fiat Chrysler Automobiles). Trong đó, GM sở hữu các thương hiệu như Chevrolet, GMC, Cadillac và Buick.
Về lợi ích, GM có thể phần nào "dễ thở" nếu ông Trump nới lỏng các hạn chế về khí thải mà chính quyền Biden ban hành vào đầu 2023, đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt hơn trong giai đoạn 2027-2032 để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe điện.
Xe tải và SUV cỡ lớn chạy bằng xăng là động lực chính tạo ra thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) của GM, dự kiến đạt hơn 14 tỷ USD năm nay, so với 12,4 tỷ USD hồi 2023. Đồng thời, ôtô tải cũng là dòng xe khó điện hóa hàng đầu.
Do đó, việc hủy bỏ các giới hạn khí thải của ông Biden có khả năng kéo dài tuổi thọ dòng xe tải chạy xăng của GM và giảm chi phí tuân thủ trong tương lai. Trước đây, hãng phải mua tín chỉ carbon từ các nhà sản xuất khác như Tesla, vì đội xe của họ đã vượt quá giới hạn khí thải.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một loại giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.